Điều trị viêm khớp thái dương hàm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa
Viêm khớp thái dương hàm là bệnh khá phổ biến. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng lớn đến khả năng nhai, gây ra nhiều phiền toái cho việc ăn uống. Vậy phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Viêm khớp thái dương hàm là gì?

viêm khớp thái dương hàm là gì

Viêm khớp thái dương hàm là sự co thắt cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ. (ảnh minh họa)

Viêm khớp thái dương hàm là sự co thắt cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ. Khớp này có vai trò quan trọng việc thực hiện chức năng nhai của hàm.

Viêm khớp thái dương hàm còn được coi là một chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Chúng gây ra sự đau đớn, khó chịu, đặc biệt là hoạt động nhai của cơ thể sẽ bị khó khăn hơnn rất nhiều.

Các dấu hiệu của viêm khớp thái dương hàm

biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm ảnh hưởng đến khả năng nhai và gây ra nhiều phiền toái trong ăn uống. (ảnh minh họa)

Các biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm có thể dễ dàng nhận biết như:

  • Đau hàm
  • Đau nhức trong và xung quanh tai.
  • Khó nhai hoặc khó chịu trong khi nhai.
  • Đau nhức mặt
  • Cứng khớp, làm cho khó mở hoặc đóng miệng.
  • Nhức đầu
  • Khó chịu khi cắn hoặc cắn không đều, …

Bên cạnh đó, viêm khớp thái dương hàm cũng có thể gây ra tiếng kêu khi mở miệng hoặc nhai. Nếu bạn bị đau dai dẳng, đau ở khớp thái dương hàm, hoặc không thể mở hay đóng hàm hoàn toàn. Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm

Chứng rối loạn khớp thái dương hàm hay viêm khớp thái dương hàm, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây là 3 tác nhân chính gây viêm khớp thái dương hàm, đó là:

– Viêm khớp

– Chấn thương xương hàm.

– Cơ bị mỏi do hàm siết chặt, làm việc quá sức hoặc mài răng.

Các phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm thường chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-50. Ngoài ra có thể gặp ở trẻ nhỏ hay những người ít tuổi do một biến dạng bẩm sinh xương mặt ảnh hưởng đến hoạt động của hàm.

Phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm gồm có:

Điều trị cải thiện

Ở một số trường hợp, các triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm (viêm khớp thái dương hàm) có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Người bệnh làm theo sự tư vấn và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ, thì các triệu chứng này có thể tự biến mất.

Điều trị nội khoa

Điều trị viêm khớp thái dương hàm

Nếu bị viêm khớp thái dương hàm, bạn nên đi thăm khám và điều trị với bác sĩ để các triệu chứng này sớm chấm dứt. (ảnh minh họa)

Nếu các triệu chứng trên vẫn còn tồn tại, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng viêm, sưng, đau do viêm khớp thái dương hàm gây ra. Và áp dụng một số biện pháp giúp hỗ trợ bảo vệ khớp thái dương hàm, để người bệnh khỏi mài răng vào ban đêm (nghiến răng) như:

+ Đeo một thiết bị mềm gắn trên răng. Điều này bảo vệ ngăn ngừa răng cắn với nhau. Bảo vệ khớp cắn đôi khi làm nặng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.

+ Bác sĩ có thể cải thiện bằng cách cân bằng mặt nhai của răng, thay thế chiếc răng bị mất hoặc thay thế

chất trám cần thiết.

+ Chọc rửa khớp, bao gồm việc chèn kim vào khớp, dùng chất lỏng để loại bỏ các mảnh vụn và các sản phẩm phụ viêm.

Phẫu thuật

Trong một số ít trường hợp, có thể phải tiến hành phẫu thuật để sửa hoặc thay thế phần khớp thái dương hàm để bảo vệ chức năng nhai cho cơ thể. Đây là biện pháp cuối cùng, nếu như phương pháp điều trị nội khoa trên không có hiệu quả.

Vì vậy, khi bạn có các biểu hiện viêm khớp thái dương hàm nêu trên, nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa răng-hàm-mặt và cơ-xương-khớp để được thăm khám và điều trị triệt để nguyên nhân. Giúp bạn sớm loại bỏ các triệu chứng khó chịu mà viêm khớp thái dương hàm gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital