Điều trị viêm da dị ứng như thế nào hiệu quả

Tham vấn bác sĩ

Viêm da dị ứng gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó mục tiêu của điều trị viêm da dị ứng là giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn bùng phát trong tương lai.

Mục tiêu của điều trị viêm da dị ứng là giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn bùng phát trong tương lai.

Mục tiêu của điều trị viêm da dị ứng là giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn bùng phát trong tương lai.

Viêm da dị ứng là một bệnh mạn tính về da trong đó da xảy ra hiện tượng viêm. Khi bị viêm da dị ứng, da trở nên ngứa và viêm kèm theo các triệu chứng như đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy. Điều trị viêm da dị ứng cần được tiến hành sớm trước khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Phần lớn các trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng chất dưỡng ẩm và chăm sóc phòng ngừa. Nhìn chung, tình trạng phát ban và ngứa có thể được kiểm soát trong vòng 3 tuần.
Tuy nhiên nếu biện pháp giữ ẩm và tự chăm sóc nêu trên không hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định một số phương pháp điều trị viêm da dị ứng như sau:

1. Thuốc

+ Các corticoid bôi da: Là một trong những yếu tố chủ chốt để chống viêm da, rất cần thiết khi bệnh nhân đang ở đợt kịch phát. Tuy nhiên cần lưu ý nếu sử dụng quá nhiều loại thuốc này có thể dẫn tới các tác dụng phụ như teo da, giãn mạch, rạn da, rậm lông, giảm sắc tố, bội nhiễm.
+ Tacrolimus (protopic): được áp dụng trong các trường hợp viêm da dị ứng nặng, không đáp ứng với thuốc corticoid bôi da. Thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi và người suy giảm miễn dịch. Hạn chế ra ánh nắng mặt trời trong quá trình điều trị. Tác dụng phụ chủ yếu của loại thuốc này là bỏng hoặc ngứa, nhất là ở những ngày điều trị đầu tiên và gặp nhiều ở người lớn hơn ở trẻ em.

Người bị viêm da dị ứng có thể được điều trị bằng các loại thuốc dạng uống hoặc bôi.

Người bị viêm da dị ứng có thể được điều trị bằng các loại thuốc dạng uống hoặc bôi.

+ Ciclosporin (neoral, sandimmun): thường được sử dụng cho các trường hợp viêm da dị ứng nặng ở người lớn, sau khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại. Loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, khoảng 8 tuần.
+ Thuốc kháng histamin: nếu người bệnh bị ngứa dữ dội, thuốc kháng histamin đường uống có thể giúp giảm bớt sự khó chịu, bớt gãi.
+ Thuốc chống nhiễm khuẩn
Các phương pháp điều trị viêm da dị ứng khác bao gồm liệu pháp ánh sáng, sử dụng gạc ướt, tư vấn điều trị stress (giúp đỡ về mặt tâm lý cho người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình do ảnh hưởng của viêm da dị ứng).

2. Điều trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh

– Tránh gây kích ứng da.
– Tránh nhiệt độ khắc nghiệt.
– Làm ẩm da của bé bằng dầu tắm, các loại kem, thuốc mỡ.

Tới bệnh viện để kiểm tra ngay nếu các triệu chứng của viêm da dị ứng ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm và vùng da thương tổn bị nhiễm trùng.

Tới bệnh viện để kiểm tra ngay nếu các triệu chứng của viêm da dị ứng ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm và vùng da thương tổn bị nhiễm trùng.

– Tới bệnh viện để kiểm tra ngay nếu các triệu chứng của viêm da dị ứng ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm và vùng da thương tổn bị nhiễm trùng. Trẻ có thể cần được điều trị bằng thuốc để kiểm soát tình trạng ngứa hoặc để điều trị nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc histamin đường uống để giảm bớt ngứa ngáy và gây buồn ngủ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital