Điều trị tủy răng trẻ em thế nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng răng sữa của trẻ sẽ rụng và thay thế bằng chiếc răng vĩnh viễn khác nên không quá bận tâm về việc điều trị. Do vậy, sâu răng trở nặng nhanh chóng và gây ảnh hưởng đến tủy răng của trẻ. Vậy có nên điều trị tủy răng trẻ em và điều trị thế nào đúng cách? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu trong bài viết này.

điều trị tủy răng trẻ em

Tủy răng bị viêm từ nhỏ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ trong quá trình phát triển tương lai.

1. Nguyên nhân khiến viêm tủy răng ở trẻ em phát triển

Trẻ thường bị viêm tủy răng bởi 2 nguyên chân chính sau đây:

– Sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân thường gặp nhất khi trẻ bị viêm tủy răng. Vi khuẩn gây sâu răng sẽ ăn sâu dần vào trong răng, phá hủy men răng và ngà răng. Nếu không được điều trị sớm, sâu răng có thể tấn công tủy răng, gây ra viêm tủy răng ở trẻ và có thể gây ra cả bệnh lý viêm nha chu.

– Trẻ gặp chấn thương gây ra sự tổn thương ở răng

Khi trẻ bị chấn thương gây ra tổn thương cho răng như: vỡ răng, răng bị gãy hoặc chân răng chảy máu cũng có thể ảnh hưởng đến tủy răng và toàn bộ cấu trúc răng của trẻ.

2. Những biến chứng của viêm tủy răng trẻ em

Viêm tủy răng trẻ em có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

2.1. Tủy răng của trẻ bị thối và chết

Thối tủy răng là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng khiến trẻ bị đau nhức khó chịu suốt cả ngày, thậm chí trẻ có thể phát sốt trong đêm. Thối tủy răng cũng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn nhai thức ăn, trẻ mệt mỏi, quấy khóc và sút cân nhanh chóng.

2.2. Mất răng

Sau khi răng bị thối và chết tủy, bác sĩ bắt buộc phải loại bỏ răng hỏng cho trẻ. Trẻ mất răng quá sớm sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc thay răng vĩnh viễn cũng như khiến sức khỏe răng miệng của trẻ giảm sút.

2.3. Viêm xương hàm, các tổ chức liên kết bị viêm nhiễm

Khi viêm tủy răng không được xử lý kịp thời, các vi khuẩn gây hại sẽ di chuyển sang các vùng quanh răng khác, đến cuống răng và đi dần vào xương khiến toàn bộ tổ chức liên kết cũng như xương hàm của trẻ bị viêm nhiễm nặng nề. Đây là một trong những biến chứng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của răng cũng như sự phát triển răng sau này ở trẻ.

2.4. U hạt và nang chân răng phát triển

Điều trị tủy răng ở trẻ em sai cách cũng dễ dẫn đến nguy cơ u hạt và nang chân răng. Đây là biến chứng có thể khiến hàm mặt của trẻ biến dạng, mất răng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai của trẻ.

2.5. Viêm mãn tủy

Viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành thể mãn tính và rất khó có thể chữa lành hoàn toàn. Viêm mãn tủy còn có khả năng lây lan và làm tổn thương đến các răng khỏe xung quanh khác khiến cả hàm răng của trẻ đều gặp vấn đề.

điều trị tủy răng trẻ em

Tủy răng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường mà không thể phục hồi lại được.

3. Các loại viêm tủy răng trẻ em

Viêm tủy răng ở trẻ thường được chẩn đoán với 2 thể chính sau:

3.1. Viêm tủy răng trẻ em có thể hồi phục

Đây là thể trẻ sẽ cảm nhận răng bị đau nhẹ, không rõ ràng, trẻ khi gặp những kích thích mới có thể cảm nhận rõ ràng sự đau đớn ở răng. Đây là thể mô cứng của răng sẽ có những tổn thương, tuy nhiên răng không không bị đổi màu và nếu gõ dọc thì trẻ cũng không cảm thấy đau đớn.

3.2. Tủy răng bị viêm không còn khả năng hồi phục

Tủy răng viêm không thể hồi phục sẽ khiến trẻ có cảm giác đau nhiều hơn, đặc biệt khi về đêm. Dù cho có kích thích hay không, trẻ cũng sẽ cảm nhận sự đau đớn ở răng. Viêm tủy răng không thể hồi phục cũng như thể còn lại là răng không bị đổi màu, gõ dọc không đau và mô cứng của răng bị tổn thương dần theo thời gian.

4. Lấy tủy răng ở trẻ có gây ra biến chứng nào không?

Nhiều cha mẹ không muốn lấy tủy răng cho trẻ vì lo lắng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến răng vĩnh viễn sau này và khiến răng mới của trẻ không thể mọc được. Đây là suy nghĩ sai trái vì nếu trẻ không điều trị tủy răng sẽ khiến vi khuẩn dễ lây lan sang các răng khỏe xung quanh hơn, ảnh hưởng đến mô mềm và khiến khả năng hoại tử ở răng tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến cho trẻ gặp các biến chứng cực kỳ nguy hiểm của viêm tủy răng như viêm nhiễm các tổ chức liên kết mô răng, viêm xương hàm, u hạt và u nang chân răng,…

Chính vì vậy, lấy tủy răng khi trẻ bị viêm tủy là điều quan trọng cần làm để có thể bảo vệ những chiếc răng khác cũng như sức khỏe răng miệng nói chung.

5. Điều trị tủy răng trẻ em thế nào?

Việc điều trị tủy răng trẻ em cần cẩn thận và tỉ mỉ hơn so với việc điều trị cho người lớn vì hàm răng của trẻ yếu hơn và khả năng chịu đau cũng có phần nhạy cảm hơn người lớn. Để điều trị viêm tủy răng cho trẻ, bác sĩ sẽ làm các bước cơ bản sau đây:

Trước hết, bác sĩ sẽ vệ sinh răng và toàn bộ khoang miệng sạch sẽ để tránh nhiễm trùng khi điều trị tủy cho trẻ
Sau đó, phần tủy răng nhiễm trùng hoặc đã chết sẽ được loại bỏ hoàn toàn
Để kết thúc quá trình điều trị tủy, bác sĩ sẽ làm sạch vùng tủy vừa lấy ra và trám bít lại để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong.

Với những trang thiết bị máy móc hỗ trợ hiện nay, việc điều trị tủy răng thường diễn ra rất nhanh chóng và chính xác, giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể gây ra trong suốt quá trình điều trị.

6. Phòng ngừa viêm tủy răng cho trẻ hiệu quả

điều trị tủy răng trẻ em

Phòng ngừa viêm tủy răng ở trẻ sẽ giúp bảo đảm sức khỏe toàn diện của khoang miệng của trẻ tốt nhất!

Cha mẹ cần lưu ý những phương pháp phòng ngừa viêm tủy răng cho trẻ để đảm bảo sức khỏe răng miệng một cách tối đa.

6.1. Cần hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng thế nào cho đúng

Đánh răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ
Sau khi ăn cần súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa hoặc các dụng cụ vệ sinh răng miệng để loại bỏ hết vụn thức ăn còn mắc lại trong miệng.
Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để có thể loại bỏ hết các mảng bám, giảm thiểu khả năng hình thành cao răng ở trẻ.

6.2. Chú ý chế độ ăn uống của trẻ

Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều đường có hại cho răng miệng như bánh kẹo, nước ngọt, nước có ga,…
Không nên ăn những thực phẩm có độ dính cao như kẹo dẻo, trái cây sấy,…
Không nên ăn đồ quá cứng hoặc quá dai vì có thể khiến răng của trẻ bị tổn thương.

6.3. Thăm khám định kỳ

Cần đưa trẻ thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, khoảng 2-3 lần/năm.
Cho trẻ đi lấy cao răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Cần phát hiện và điều trị sớm những vấn đề của răng miệng như sâu răng, viêm lợi,… để ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Trên đây là những thông tin có thể giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm tủy răng cho trẻ để có các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị tủy cho trẻ đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho răng miệng cũng như sự phát triển răng bình thường của trẻ.

Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc về việc điều trị tủy răng trẻ em, hãy liên hệ cho chúng tôi qua tổng đài để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital