Thai ngoài tử cung là một trong những tình trạng nguy hiểm ở giai đoạn đầu mang thai đối với phụ nữ. Không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nguy hiểm hơn, thai ngoài tử cung còn đe dọa đến tính mạng sản phụ. Do đó, khi nghi ngờ dấu hiệu, chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp xử lý kịp thời. Hiện này có 3 phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiệu quả bao gồm: điều trị nội khoa; phẫu thuật mổ mở; phẫu thuật nội soi.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm về thai ngoài tử cung?
Thai ngoài tử cung là tình trạng mà trứng sau khi được thụ tinh làm tổ và phát triển ở các vị trí khác ngoài tử cung và khiến cho bào thai phát triển không bình thường.
Những vị trí mà hợp tử thường làm tổ như: vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung, vết mổ thành tử cung…
Tuy nhiên, thai ngoài tử cung thường bắt gặp nhiều nhất ở vòi trứng nhưng nguy hiểm nhất là vị trí liên kết giữa vòi trứng và tử cung. Đây được gọi là thai đoạn kẽ, sẽ gây nên tình trạng vỡ thai từ giai đoạn đầu khiến sản phụ chảy máu nhiều và nhanh.
Đa số các trường hợp thai ngoài tử cung sẽ diễn biến theo đúng trình tự các giai đoạn: Đầu tiên là sảy qua loa; tiếp đến là thoái triển một cách tự nhiên hay còn gọi là hiện tượng thai ngoài tử cung tự tiêu; nếu thai phát triển thì sẽ dẫn tới vỡ ống dẫn trứng và gây nên tình trạng xuất huyết ổ bụng.
2. Các phương pháp trong điều trị thai ngoài tử cung
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị thai ngoài tử cung được áp dụng bao gồm:
– Điều trị nội khoa
– Phẫu thuật mổ mở
– Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật được chỉ định thực hiện thai ngoài tử cung là kỹ thuật mổ hở ổ bụng để cắt vòi trứng hoặc mở vòi trứng và lấy khối thai đó ra bên ngoài. Bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu cho thai phụ và bảo tồn vòi trứng, bảo toàn thiên chức làm mẹ. Bên cạnh đó, phẫu thuật bằng phương pháp nội soi cũng được đánh giá cao và áp dụng rộng rãi trong việc điều trị thai ngoài tử cung. Mổ nội soi cho phép vết mổ lành nhanh hơn, ít xâm lấn và bệnh nhân có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hiệu quả khi thai ngoài tử cung được phát hiện sớm, bởi nếu khối thai đã vỡ thì sẽ gây chảy máu ổ bụng và rất khó để thực hiện mổ nội soi mà chỉ có thể thực hiện mổ hở.
3. Tìm hiểu về phương pháp chữa trị nội khoa thai ngoài tử cung
Đây là phương pháp xử lý thai ngoài tử cung hiệu quả bằng cách sử dụng thuốc tiêm. Cơ chế hoạt động của thuốc lên cơ thể của thai phụ đó chính là ngăn chặn quá trình hoạt động của enzyme chuyển hóa thành acid folic, ngăn cản sự phân chia DNA, lúc này các tế bào không thể phát triển được nên khối thai nằm ở ngoài tử cung sẽ được hấp thụ vào cơ thể sau khi dùng thuốc khoảng 4-6 tuần. Với phương pháp này, ống dẫn trứng sẽ được bảo tồn trọn vẹn và sản phụ vẫn có thể mang thai an toàn vào những lần tiếp theo.
3.1 Những ưu điểm của phương pháp điều trị nội khoa
– Phương pháp này mang lại hiệu quả cao tới 80%
– Giúp chị em tránh được phẫu thuật cũng như tai biến của thuốc mê.
– Giúp bảo tồn được vòi trứng, duy trì khả năng sinh sản cho người bệnh.
– Bệnh nhân có thể theo dõi và điều trị ngoại trú.
3.2 Nhược điểm của phương pháp điều trị nội khoa
– Sau khi điều trị, bệnh nhân cần thời gian theo dõi dài (từ 2 -6 tuần).
– Khi điều trị, người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ khác như: buồn nôn, chóng mặt, viêm dạ dày…
– Bệnh nhân cần thực hiện tránh thai sau điều trị tối thiểu 3 tháng.
– Bệnh nhân cần tái khám và theo dõi nồng độ βhCG cho đến khi có kết quả âm tính.
3.3 Những lưu ý khi thực hiện điều trị thai ngoài tử cung bằng phương pháp nội khoa
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm như sau:
– Tuyệt đối không quan hệ tình dục cho đến khi có kinh trở lại do nguy cơ có thể vỡ ống dẫn trứng.
– Cần tuân thủ sử dụng các biện pháp tránh thai ít nhất 3 tháng và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu bạn đang có kế hoạch có thai.
– Khi điều trị không dùng các loại vitamin có chứa axit folic, bởi nó có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
– Không sử dụng các loại thuốc kháng viêm như aspirin hoặc ibuprofen.
– Không uống rượu và sử dụng các chất kích thích bởi nó có thể làm tăng nguy xuất hiện tác dụng phụ.
– Sau khi tiêm, cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 2 đến 3 ngày đầu bởi lúc này da của bạn có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời.
– Bệnh nhân sẽ được chỉ định theo dõi qua các dấu hiệu lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm máu.
– Tình trạng đau có thể kéo dài trong một thời gian. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu nhằm đánh giá nồng độ beta HCG (chất do nhau tiết ra), nếu nồng độ này sụt giảm liên tục thì chứng tỏ tế bào nhau đã bị thuốc tiêu diệt.
– Theo nghiên cứu, thành công của phương pháp này có thể đạt trên 80% và tỷ lệ tái phát thai ngoài tử cung trên vòi trứng được giữ lại cũng thấp hơn so với trường hợp mổ bảo tồn giữ lại ở vòi trứng.
– Sau khi điều trị, bệnh nhân và gia đình cần phải hiểu rõ về tiến trình lui bệnh. Bởi nếu việc điều trị thất bại thì bệnh nhân sẽ phải chuyển sang phẫu thuật, thậm chí là phẫu thuật cấp cứu. Bệnh nhân cần có sự kiên nhẫn trong quá trình điều trị, theo dõi, tái khám với các xét nghiệm máu, siêu âm.
Tóm lại, chữa trị nội khoa mang lại hiệu quả điều trị cao đặc biệt với những bệnh nhân phát hiện sớm và khối thai chưa vỡ. Đây được xem là hướng điều trị an toàn, tránh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.
Thai ngoài tử cung là bệnh lý thường gặp và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng cho chị em. Do vậy, để có thể chữa trị theo phương pháp nội khoa, khi có các dấu hiệu chửa ngoài tử cung, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Với những trường hợp nặng và khối thai đã vỡ thì phương pháp điều trị thai ngoài tử cung sẽ được chỉ định phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho sản phụ.
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI là một trong những đơn vị y tế uy tín trong lĩnh vực khám chữa bệnh. Với đội ngũ bác sĩ Sản khoa giỏi chuyên môn, giàu y đức; hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều, trang thiết bị công nghệ cao, chi phí hợp lý. Khoa Phụ sản, bệnh viện Thu Cúc TCI đã điều trị nội khoa thành công cho nhiều bệnh nhân bị chửa ngoài tử cung, giúp bệnh nhân bảo toàn thiên chức làm mẹ.