Điều trị hiệu quả bệnh lý sâu răng, sâu ngà, sâu cổ răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sâu răng, sâu ngà, sâu cổ răng ngày càng trở nên phổ biến. Mỗi ngày, Khoa Răng hàm mặt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phải tiếp nhận và điều trị hàng chục ca bệnh. Bằng sự đầu tư nghiêm túc về nhân lực và hệ thống trang thiết bị, Thu Cúc đã trở thành địa chỉ uy tín, điều trị thành công các bệnh lý sâu răng, sâu ngà, sâu cổ… đem đến sự hài lòng cho 100% khách hàng.

1. Tổng quan về bệnh lý sâu răng, sâu ngà, sâu cổ

1.1. Sâu răng, sâu ngà, sâu cổ là bệnh gì?

Sâu răng, sâu ngà hay sâu cổ răng được gọi chung là bệnh sâu răng. Tình trạng này xảy ra khi các mô cứng của răng bị tổn thương. Nguyên nhân là do các vi khuẩn ở các mảng bám gây hủy khoáng và tạo ra các lỗ nhỏ trên răng.

Sâu răng được coi là một trong những vấn đề về sức khỏe răng miệng phổ biến hang đầu, nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu vào các lớp trong của răng. Ban đầu, người bệnh có thể chỉ thấy đau răng nhưng lâu dài sẽ bị nhiễm trùng răng, thậm chí gây mất răng.

Sâu răng, sâu ngà hay sâu cổ răng được gọi chung là bệnh sâu răng.

Sâu răng, sâu ngà hay sâu cổ răng được gọi chung là bệnh sâu răng.

1.2. Triệu chứng của bệnh lý sâu răng, sâu ngà, sâu cổ

Không khó để nhận biết các triệu chứng của sâu răng. Tùy vào mức độ sâu răng mà người bệnh có thể nhận biết các dấu hiệu của bệnh. Ban đầu, có thể người bệnh chỉ thấy đau nhẹ. Khi bệnh phát triển, người bệnh sẽ nhận thấy các dấu hiệu rõ rệt:

– Đau răng không rõ nguyên nhân

– Răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn món quá ngọt, quá chua hoặc quá lạnh.

– Đau hoặc nhức buốt khi ăn, nhai, cắn.

– Răng xuất hiện đốm nâu đen.

– Có thể nhìn lấy lỗ hổng trên răng.

2. Nguyên nhân và nguy cơ gây bệnh sâu răng

2.1. Nguyên nhân nào gây bệnh lý sâu răng?

Sâu răng là một bệnh có diễn biến và phát triển theo thời gian. Nguyên nhân gây bệnh là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả vi khuẩn từ mảng bám trong miệng, chế độ ăn không lành mạnh và thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt.

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh như: Hay ăn vặt, ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt… sẽ khiến răng phải thường xuyên tiếp xúc với một lượng lớn và tinh bột. Đường và tinh bột từ thức ăn không được làm sạch sẽ khiến vi khuẩn mau chóng xuất hiện để “ăn” chúng.

Từ đó hình thành nên mảng bám. Lâu dần, mảng bám sẽ cứng lại, trở thành một “lá chắn” vững chắc cho vi khuẩn và rất khó loại bỏ.

– Các mảng bám trên răng có chứa axit sẽ khiến các khoáng chất của răng bị loại bỏ, gây xói mòn và tạo thành các lỗ nhỏ trên men răng. Hiện tượng này có thể xảy ra ở than răng, cổ răng hoặc chân răng.

– Sau khi mài mòn men răng, vi khuẩn tiếp tục tấn công ngà răng. Lớp này mềm hơn và khả năng kháng axit yếu hơn men răng. Không những thế, ngà răng còn nhạy cảm hơn do có chứa các ống nhỏ có tiếp xúc trực tiếp với các dây thần kinh của răng.

– Khi sâu răng phát triển, ngay cả lớp ngà răng cũng bị “đục thủng”, vi khuẩn tiếp tục di chuyển đến buồng tủy răng, gây viêm sưng. Do không có không gian, vết sưng phồng sẽ chèn ép lên các dây thần kinh gây đau buốt.

Ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt nhiều đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh.

Ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt nhiều đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh.

2.2. Nguy cơ gây bệnh lý sâu răng, sâu ngà, sâu cổ

Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ sâu răng. Tuy nhiên, các yếu tố sau sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao hơn:

– Vị trí răng: Bệnh thường xảy ra ở răng hàm do vị trí trong cùng, khó làm sạch hơn các răng khác.

– Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, gây hại cho răng: Bánh mỳ, bánh quy, kẹo dẻo, mật ong, trái cây sấy, soda, khoai tây chiên…

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Khi không làm sạch thức ăn còn mắc lại ở các kẽ răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và hình thành mảng bám.

– Thiếu hụt fluoride – một khoáng chất tự nhiên giúp ngừa sâu răng.

– Độ tuổi: Trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi dễ mắc sâu răng hơn do răng của trẻ nhỏ và người lớn tuổi đều yếu hơn răng của người trưởng thành.

– Không uống đủ nước gây khô miệng, thiếu nước bọt cũng làm tăng nguy cơ mắc sâu răng. Bởi trong nước bọt chứa rất nhiều các chất có khả năng chống lại axit do vi khuẩn gây ra.

– Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản hoặc chứng ợ nóng có thể khiến axit trong dạ dày tràn lên miệng, gây mòn răng, giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập các lớp sâu bên trong răng như ngà răng, tủy răng…

3. Sâu răng nguy hiểm như thế nào?

3.1. Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng

Sâu răng khiến cấu trúc răng bị phá hủy, gây đau nhức. Nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng, sẽ gây mất răng. Khi sâu răng vào đến tủy răng sẽ dẫn đến tình trạng viêm tủy. Các lỗ hổng ở răng sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công, chèn ép, làm máu không thể cung cấp đến răng, dẫn đến hiện tượng hoại tử hoặc chết tủy.

Chưa hết, vi khuẩn sẽ nhanh chóng lây lan sang các mô xung quanh, gây viêm quanh răng, dần dần sẽ thành áp xe răng. Đồng thời, răng sâu thì sẽ khiến vấn đề ăn uống bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

bệnh lý sâu răng, sâu ngà, sâu cổ khiến cấu trúc răng bị phá hủy, gây đau nhức.

Bệnh lý sâu răng, sâu ngà, sâu cổ khiến cấu trúc răng bị phá hủy, gây đau nhức.

3.2. Mất thẩm mỹ

Bệnh ở giai đoạn nhẹ, bề mặt răng của người bệnh sẽ xuất hiện những đốm đen. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, những lỗ hổng màu nâu đen sẽ phát triển lớn hơn, với nhiều kích thước,  nhiều hình dáng khác nhau. Điều này khiến người bệnh không thể tự tin khi cười hay nói chuyện hở răng. Ngoài ra, sâu răng còn khiến người bệnh hôi miệng, mất hẳn tự tin trong giao tiếp.

3.3. Tinh thần bị ảnh hưởng

Đau răng là cơn đau khó chịu hàng đầu, có thể dẫn đến đau đầu, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh đuối sức, suy nhược. Tinh thần cũng vì thế mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ cáu gắt.

3.4. Ảnh hưởng đến tính mạng

Sâu răng nếu không được điều trị triệt để hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến viêm tủy, rồi hoại tử. Vết hoại tử nặng dần sẽ gây nhiễm trùng. Nếu mức độ nhiễm trùng tăng dần thì sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu rồi lan xuống trung thất. Điều này sẽ đe dọa tính mạng.

4. Các biện pháp chẩn đoán và điều trị sâu răng tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI

4.1. Chẩn đoán bệnh sâu răng

Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, đội ngũ y bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng những cách sau:

– Thăm khám, trao đổi với bệnh nhân và kiểm tra về các triệu chứng đau răng hoặc sự nhạy cảm của răng.

– Tiến hành chụp X – quang để nắm được mức độ sâu răng.

Tiến hành chụp X – quang để nắm được mức độ sâu răng là một trong các biện pháp giúp bác sĩ phát hiện mức độ của bệnh sâu răng.

Tiến hành chụp X – quang để nắm được mức độ sâu răng là một trong các biện pháp giúp bác sĩ phát hiện mức độ của bệnh sâu răng.

4.2. Điều trị bệnh sâu răng

Để có phác đồ điều trị sâu răng hiệu quả, các nha sĩ tại Thu Cúc sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh để đưa ra những biện pháp phù hợp:

– Điều trị bằng florua: Phù hợp cho người mới bị sâu răng. Fluoride được tìm thấy trong các loại kem đánh răng, nước súc miệng… đặc trị.

– Hàn/ trám răng: Phù hợp với những người sâu răng đã phát triển khiến răng có lỗ hổng. Vật liệu dùng để trám thường là hỗn hợp sứ, nhựa composite, dùng để “bịt” các lỗ hổng trên răng, không cho vi khuẩn xâm nhập sâu hơn nữa.

Bọc răng sứ: Nếu các lỗ hổng trên răng trở nên quá to, khiến răng yếu đi, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên bọc răng sứ. Bọc răng sứ không chỉ đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh mà còn giúp bảo vệ răng cũ bị sâu khỏi các tác động làm răng trở nên yếu hơn nữa.

– Nhổ răng: Răng sâu ở mức độ nghiêm trọng không thể phục hồi, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để tránh bệnh lây lan sang các răng bên cạnh.

5. Thu Cúc – Địa chỉ điều trị sâu răng uy tín và hiệu quả

Vấn đề răng miệng ngày nay được rất nhiều người quan tâm. Do đó có rất nhiều phòng khám, cơ sở nha khoa ra đời. Tuy nhiên, Khoa Răng hàm mặt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI vẫn luôn là sự lựa chọn của nhiều khách hàng nhờ những ưu điểm khác biệt:

– Đội ngũ bác sĩ được đào tạo và tu nghiệp chuyên sâu nhiều năm ở các nước Nhật, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc… như: Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái, Bác sĩ CK RHM Dương Thị Thu Hiền, Bác sĩ CK RHM Nguyễn Tuấn Anh…

– Hệ thống máy móc trang thiết bị tân tiến, hỗ trợ đắc lực các bác sĩ trong quá trình khám và điều trị như:

+ Hệ thống ghế nha khoa Gnatus (Brazil),

+ Hệ thống máy phẫu thuật siêu âm Piezotome

+ Máy X – Quang kỹ thuật số RSV (Pháp)

+ Máy nội soi răng (Hàn Quốc)

+ Máy điều trị tủy

– Không gian phòng khám vô khuẩn tuyệt đối, giúp quá trình điều trị được đảm bảo an toàn và hiệu quả.

– Cam kết dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm và chuyên nghiệp.

Thu Cúc – Địa chỉ điều trị sâu răng uy tín và hiệu quả.

Thu Cúc – Địa chỉ điều trị sâu răng uy tín và hiệu quả.

Nếu các bạn đang có nhu cầu kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng hoặc cần tư vấn bất cứ dịch vụ nào liên quan đến răng miệng, vui lòng liên hệ với tổng đài cửa Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám miễn phí!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital