Điều trị bệnh lý khớp cắn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Hiện nay, bệnh lý khớp cắn không còn xa lạ gì với nhiều người. Các bệnh lý về khớp cắn không chỉ làm mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, mà còn gây ảnh hưởng tới chức năng nhai của hàm. Bên cạnh đó, các bệnh này còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng khác cho người bệnh.

1. Tổng quan bệnh lý khớp cắn

1.1. Bệnh lý khớp cắn là gì?

Bệnh lý về khớp cắn hay còn gọi là lệch khớp cắn, khiến sự tương quan giữa hai hàm răng trên – dưới không cân đối. Bên cạnh đó, bệnh lý về khớp cắn cò thể hiện ở tỷ lệ cân xứng, cũng như diện tiếp xúc giữa hai hàm với nhau trong cả hai trạng thái là nghỉ và nhai của xương hàm, xương răng.

Bệnh lý về khớp cắn hay còn gọi là lệch khớp cắn, khiến sự tương quan giữa hai hàm răng trên – dưới không cân đối.

Bệnh lý về khớp cắn hay còn gọi là lệch khớp cắn, khiến sự tương quan giữa hai hàm răng trên – dưới không cân đối.

1.2. Các loại bệnh lý khớp cắn

Hiện nay có các dạng lệch khớp cắn phổ biến, bao gồm:

– Khớp cắn ngược:

Đây là tình trạng người bệnh có xương hàm dưới trên phát triển quá ngắn, khiến các răng cụp vào trong. Ngược lại, xương hàm của hàm dưới lại phát triển quá dài, khiến các răng có xu hướng đưa ra trước. Hiện tượng này dễ gây ảnh hưởng tới hoạt động của hàm, thậm chí làm biến dạng gương mặt.

– Khớp cắn sâu:

Khác với bệnh khớp cắn ngược, khớp cắn sâu lại là tình trạng có xương hàm trên phát triển hơn, dài hơn, bao phủ hàm dưới.

– Khớp cắn chéo:

Hiện tượng khớp cắn chéo khó có thể phát hiện ra, chỉ khi người bệnh cười hở răng. Người mắc bệnh khớp cắn chéo thường có hàm răng xô lệch, các răng mọc không theo trật tự nào khiến bác sĩ không thể chẩn đoán được người bệnh vẩu hay móm.

– Khớp cắn hở:

Đây được coi là bệnh lý nguy hiểm trong các bệnh lý về khớp cắn, nó không chỉ khiến người bệnh thiếu tự tin mà còn ảnh hưởng tới chức năng cả hàm răng. Người mắc bệnh này sẽ gặp phải hiện tượng răng ở cả hai hàm đều không thể chạm vào nhau.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lệch khớp cắn

2.1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý khớp cắn

Theo các chuyên gia nha khoa, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lệch khớp cắn là do di truyền. Tuy nhiên, vẫn còn một số nguyên nhân phổ biến, bao gồm:

– Người bệnh gặp phải tai nạn dẫn đến sai lệch khớp hàm.

– Người có một số thói quen không tốt như: Đẩy lưỡi, ngậm ti giả quá lâu, cắn móng tay hoặc một số thói quen ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xương hàm và vòm răng.

– Người có thói quen chăm sóc răng miệng sai cách, dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm răng, viêm quanh răng, bệnh nha chu, hoặc quá trình thay răng sữa quá sớm hoặc quá muốn, gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

– Người có xương quanh miệng hoặc răng phát triển một cách bất thường.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lệch khớp cắn là do di truyền.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lệch khớp cắn là do di truyền.

2.2. Triệu chứng của bệnh lệch khớp cắn là gì?

Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ gặp phải hiện tượng sai lệch khớp cắn. Vì vậy, để nhận biết hiện tượng này, mọi người có thể dựa vào những triệu chứng sau đây:

– Trên cùng một hàm, các một hoặc một số răng mọc thừa, mọc chen chúc nhau.

– Răng ở các vị trí đối xứng của hai hàm mọc lệch nhau, đặc biệt là vị trí trung tâm giữa hai răng cửa hàm trên và hai răng cửa hàm dưới không tạo thành một đường thẳng.

– Giữa các răng hoặc giữa hai hàm xuất hiện khoảng trống.

– Răng ở hàm dưới mọc dài hơn, bào trùm cả hàm trên.

Răng hô (vẩu) do răng ở hàm trên mọc chìa ra ngoài quá nhiều, bao trùm cả hàm dưới.

– Khi cắn, có khoảng cách giữa răng cửa của hai hàm.

3. Hậu quả của bệnh lệch khớp cắn?

Nhiều người chủ quan và không hề hay biết nhiều hậu quả nghiêm trọng của bệnh lý sai lệch khớp cắn:

– Sâu răng và bệnh nha chu: Việc răng mọc lệch sẽ gây khó khăn trong việc giữ vệ sinh răng miệng, dẫn đến nguy cơ sâu răng và các bệnh nha chu.

– Ảnh hưởng đến chức năng nhai: Những người mắc bệnh lệch khớp cắn, đặc biệt là người có khớp cắn hở, răng mọc chen chúc hoặc răng thưa quá mức… chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong quá trình ăn, nhai thức ăn.

– Suy giảm khả năng phát âm: Tuy không thường gặp nhưng đây cũng là một trong những tác hại của bệnh lệch khớp cắn.Tuy nhiên, tình trạng này có thể khắc phục bằng phương pháp chỉnh nha.

– Các răng bị lèn chặt: Khớp cắn bị lệch sẽ khiến các răng phải chịu sự chèn ép, từ đó gây ra các bệnh lý khác, như là sự hình thành u nang răng.

– Ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm: Hiện tượng lệch khớp cắn còn khiến cho các cơ hàm phải hoạt động quá mức, gây co thắt cơ, dẫn đến khớp thái dương hàm bị loạn năng, biểu hiện là những cơn đau ở khớp hoặc xung quanh khu vực khớp thái dương hàm.

– Ảnh hưởng đến tâm lý: Nhiều trường hợp có sự mất đối xứng giữa xương hàm trên và xương hàm dưới dẫn đến khuôn mặt bị biến dạng. Điều này không chỉ khiến người bệnh mất tự tin về tính thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý.

Việc răng mọc lệch sẽ gây khó khăn trong việc giữ vệ sinh răng miệng, dẫn đến nguy cơ sâu răng và các bệnh nha chu.

Việc răng mọc lệch sẽ gây khó khăn trong việc giữ vệ sinh răng miệng, dẫn đến nguy cơ sâu răng và các bệnh nha chu.

4. Các biện pháp điều trị bệnh lý khớp cắn

Thông thường, chỉnh nha chính là phương pháp phổ biến để điều trị bệnh lệch khớp cắn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X – quang để đánh giá tình trạng bệnh. Sau đó tiến hành kiểm tra chi tiết và lấy dấu khớp cắn để đưa ra quyết định sử dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả bao gồm:

4.1. Niềng răng

Đây được coi là sự lựa chọn phổ biến và an toàn để điều trị các bệnh lý khớp cắn. Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng nhưng tốt hơn cả là trẻ em hoặc thiếu niên vì khi đó hàm chưa phát triển ổn định, dễ nắn hơn. Có hai loại niềng răng dựa vào khí cụ niềng, bao gồm niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.

Niềng răng là sự lựa chọn phổ biến và an toàn nhất để điều trị các bệnh lý khớp cắn.

Niềng răng là sự lựa chọn phổ biến và an toàn để điều trị các bệnh lý khớp cắn.

4.2.  Nhổ răng

Trong trường hợp người bệnh có nhiều răng mọc thừa hoặc mọc chen chúc nhau thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ bớt răng để điều chỉnh lại mật độ của răng trên hàm.

4.3. Phẫu thuật lệch khớp hàm

Với những người bị sai lệch khớp cắn ở mức độ nặng hoặc lệch khớp cắn do xương thì phẫu thuật chính là phương pháp phù hợp. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt xương hàm rồi di chuyển xương hàm đến vị trí mong muốn.

5. Điều trị bệnh lý khớp cắn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Hiện nay, Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã trở thành địa chỉ điều trị bệnh lý khớp cắn vô cùng uy tín và hiệu quả.

5.1. Đội ngũ giáo sư, bác sĩ tài đức vẹn toàn

Đến với Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, khách hàng sẽ được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng bởi đội ngũ giáo sư, bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt:

– Chuyên môn cao, tài đức vẹn toàn.

– Từng tốt nghiệp các trường đại học lớn như Đại học Y Hà Nội…

– Thường xuyên được tham gia những khóa tu nghiệp chuyên sâu tại các nước danh tiếng như Ý, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc

Đội ngũ y bác sĩ bao gồm:

– Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái: Hơn 20 năm kinh nghiệm, được đánh giá cao về khả năng nhận định, chẩn đoán chính xác. Bác sĩ Thái luôn không ngừng học hỏi và cập nhật các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới như CN cấy ghép Implant tại Mỹ, CN Invisalign tại Thái Lan.

– Bác sĩ CK RHM Nguyễn Tuấn Anh: Là chuyên gia phẫu thuật và phục hình RHM, với

hơn 10 năm  kinh nghiệm, từng làm việc và giữ chức vụ Nguyên Bí thư chi đoàn tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.

– Bên cạnh đó, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc còn có cơ hội được hợp tác với rất nhiều bác sĩ, chuyên gia cả trong và ngoài nước.

Đến với Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, khách hàng sẽ được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng bởi đội ngũ giáo sư, bác sĩ chuyên môn cao, tài đức vẹn toàn.

Đến với Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, khách hàng sẽ được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng bởi đội ngũ giáo sư, bác sĩ chuyên môn cao, tài đức vẹn toàn.

5.2.Trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu 100%

Mong muốn xây dựng khoa Răng Hàm Mặt đạt tiêu chuẩn cao và đáp ứng tối đa nhu cầu của người bệnh, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã không ngừng đầu tư và nâng cấp hệ thống trang thiết bị y tế. Việc này không chỉ hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán, điều trị nhanh chóng, chính xác mà còn đem đến cảm giác thoải mái, không đau và an toàn cho người bệnh.

Một số trang thiết bị điển hình tại Chuyên khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc:

– Hệ thống máy Piezotome phẫu thuật siêu âm

– Hệ thống ghế máy nha khoa Gnatus (Braxin)

– Hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều, an toàn tuyệt đối

– Máy X – Quang kỹ thuật số RSV (Pháp)

– Máy nội soi răng (Hàn Quốc)

– Máy điều trị tủy

– Cùng các kỹ thuật hiện đại giúp đem lại kết quả điều trị tốt như: kỹ thuật mô phỏng tương tác 3D, kỹ thuật ghép xương, nắn chỉnh Invisalign…

Hệ thống ghế máy nha khoa Gnatus (Braxin).

Hệ thống ghế máy nha khoa Gnatus (Braxin).

5.3. Dịch vụ đẳng cấp

Chất lượng dịch vụ vẫn luôn là một trong những điểm mạnh tại Thu Cúc. Tập thể nhân viên tại Thu Cúc luôn nỗ lực để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm cùng dịch vụ chăm sóc hoàn hảo.

– Chủ động đặt lịch hẹn để tránh chờ đợi, mất thời gian.

– Được hướng dẫn tận tình trong các khâu làm thủ tục.

– Được chăm sóc tận tình, chu đáo và giải đáp mọi thắc mắc khi người bệnh có nhu cầu.

– Linh hoạt trong việc áp dụng BHYT và BHBL, tiết kiệm, nhanh chóng và minh bạch.

– Đội ngũ tổng đài làm việc 24/7, sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital