Điều cần biết khi làm mẹ: Khi nào nên đi khám thai lần đầu?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khám thai, kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi và mẹ ở từng mốc tuần quan trọng là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần làm để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mẹ bầu khá bỡ ngỡ và chưa biết khi nào nên đi khám thai lần đầu. Những thông tin dưới đây có thể giải đáp cho các mẹ câu hỏi này, đồng thời giúp các mẹ hiểu sâu hơn về các bước khám thai.

1. Khi nào thai phụ nên đi khám thai, kiểm tra định kỳ lần đầu tiên?

Mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu khi nào? Các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên đi khám thai ngay từ thời điểm biết bản thân có bầu.

Sau quá trình thụ thai, trứng tiếp tục nằm trong vòi tử cung trong 2 ngày, bắt đầu phân bào. Từ khoảng 3 ngày tiếp theo, hợp tử bắt đầu di chuyển vào và làm tổ trong tử cung. Lúc này, mẹ sử dụng que thử thai có thể thấy rõ 2 vạch màu đỏ.

Mẹ bầu khi nào nên đi khám thai lần đầu? Các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên đi khám thai ngay từ thời điểm nghi ngờ bản thân mang thai

Mẹ bầu khi nào nên đi khám thai lần đầu? Các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên đi khám thai ngay từ thời điểm nghi ngờ bản thân mang thai

Tiếp đó, các mẹ cần đi khám thai sớm để được bác sĩ xác nhận đã mang thai thật hay chưa, thai vào tử cung chưa, phát triển được bao nhiêu tuần? Mỗi lần khám thai, mỗi mốc của thai kỳ đều có ý nghĩa, mục đích khác nhau. Những lần khám thai trước sẽ cung cấp thông tin cần thiết, những dữ liệu để so sánh với những lần khám sau. Bởi vậy, các mẹ cần chú ý thăm khám đầy đủ, đặc biệt ở những mốc tuần thai quan trọng.

2. Khám thai lần đầu cần thực hiện những gì?

Khi đi khám thai lần đầu tiên, các mẹ sẽ được tư vấn thai sản, kiểm tra sức khỏe phụ khoa, khám sức khỏe tổng quát. Nếu thai nhi chưa đủ 8 tuần tuổi, mẹ sẽ được bác sĩ siêu âm đầu dò. Ngoài ra, với các trường hợp từ 8 tuần tuổi trở lên, mẹ bầu thường được siêu âm thành bụng.

Quy trình khám thai lần đầu của các mẹ gồm những bước không thể thiếu sau.

2.1. Thực hiện khám cùng bác sĩ chuyên khoa

Khi đến đơn vị thực hiện khám thai, các mẹ sẽ được dẫn tới gặp bác sĩ chuyên khoa Phụ sản để nhận tư vấn. Các bác sĩ sẽ hỏi mẹ một số câu hỏi đơn giản, chủ yếu để tìm hiểu tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ, mẹ có mắc bệnh gì không, đã từng phẫu thuật chưa, có bị dị ứng hay tiền sử bệnh dị ứng không, đã từng mang thai hay mổ lấy thai chưa?

2.2. Khám chi tiết, đánh giá chỉ số sức khỏe hiện tại

Các mẹ bầu được hướng dẫn thực hiện các dịch vụ theo từng khâu. Cụ thể:

– Cân đo, kiểm tra các chỉ số nhịp tim, huyết áp.

Các mẹ bầu được khám, cân đo, kiểm tra các chỉ số nhịp tim, huyết áp trước mỗi buổi khám thai

Các mẹ bầu được khám, cân đo, kiểm tra các chỉ số nhịp tim, huyết áp trước mỗi buổi khám thai

– Tới phòng bác sĩ để được khám và tư vấn về các yếu tố ảnh hưởng tới bé, tới mẹ.

– Tới quầy lấy mẫu máu xét nghiệm máu, nước tiểu.

2.3. Thai phụ cần biết khi nào nên đi khám thai lần đầu, những xét nghiệm cần làm?

Những xét nghiệm các mẹ cần làm không những phát hiện mẹ có mang thai thực sự hay không mà còn cho biết phôi thai đã ổn định chưa? Có vấn đề bất thường nào, nguy cơ nào xảy ra không?

Một số xét nghiệm các mẹ sẽ thường xuyên phải thực hiện gồm:

– Siêu âm xác định các chỉ số của thai nhi.

– Xét nghiệm máu, các chỉ số, beta HCG.

– Phân tích mẫu nước tiểu để kiểm tra các bệnh lý tiết niệu, nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

– Xét nghiệm, kiểm tra mức độ truyền nhiễm bệnh có khả năng lây qua đường tình dục gồm viêm gan B, HIV, AIDS,…

– Xét nghiệm và phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

2.4. Mẹ bầu khi nào nên đi khám thai lần đầu? Trao đổi những thắc mắc cần giải đáp với bác sĩ

Sau khi hoàn tất những bước khám thai cần thiết, các mẹ có thể đưa ra thắc mắc cũng như gặp bác sĩ để được phân tích kết quả khám cụ thể hơn. Bác sĩ cũng sẽ sử dụng thời gian này để đưa ra những lời khuyên hữu ích, giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Với sự tư vấn chi tiết của bác sĩ, các mẹ bầu có thể yên tâm hơn trong suốt các tuần thai tiếp theo.

3. Một vài lưu ý cho mẹ bầu lần đầu khám thai

Để nhận được kết quả chính xác và yên tâm hơn khi thực hiện khám thai, các mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau ở lần khám thai đầu tiên:

– Lựa chọn cơ sở khám thai uy tín, có quy trình khoa học, rõ ràng để thuận tiện cho việc theo dõi thai kỳ trong cả hành trình mang thai.

– Chuẩn bị trước những câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp để tiện trao đổi với bác sĩ.

– Lưu lại kết quả khám thai lần đầu và mang theo vào những lần khám tiếp theo.

Các mẹ bầu cần lưu lại hồ sơ khám thai ở từng mốc tuần thai kể từ ngày khám đầu tiên để dễ dàng theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, tình trạng sức khỏe trong thai kỳ

Các mẹ bầu cần lưu lại hồ sơ khám thai ở từng mốc tuần thai kể từ ngày khám đầu tiên để dễ dàng theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, tình trạng sức khỏe trong thai kỳ

– Nên trao đổi kỹ với bác sĩ về những vấn đề như chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, các loại thực phẩm, thuốc uống cần bổ sung để đảm bảo thai nhi luôn có điều kiện phát triển tốt nhất.

– Nếu trong thời điểm phát hiện mang thai, mẹ bầu đang có bất cứ vấn đề bệnh lý nào, hoặc đang điều trị với bất cứ phương pháp nào, cần thông báo cho bác sĩ chuyên khoa ngay từ lần đầu khám thai để được hỗ trợ sớm nhất.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, việc khám thai định kỳ là việc mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần thực hiện. Khám thai không những giúp bảo đảm sức khỏe thai nhi, theo dõi quá trình phát triển của bé mà còn giúp các mẹ biết cách tự cân bằng, điều chỉnh mọi tác động để sức khỏe luôn trong trạng thái ổn định.

Tại Thu Cúc TCI, các mẹ bầu sẽ được khám, kiểm tra sức khỏe thai kỳ toàn diện khi đăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói TCI từ các mốc tuần 8, 12, 16, 22, 28, 32, 36 và chuyển dạ. Sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói, các mẹ sẽ được:

– Khám thai không giới hạn bất cứ khi nào có nhu cầu.

– Được tầm soát biến chứng thai sản với bộ xét nghiệm Albumin, Protein, Acid uric, Cholesterol, Trig,…

– Được nhắc lịch khám theo từng mốc tuần thai, lộ trình thăm khám rõ ràng.

– Khám dinh dưỡng, cân bằng chế độ ăn uống với chuyên gia.

– Siêu âm 5D, nhận video siêu âm sắc nét.

– Lớp học tiền sản được tổ chức thường xuyên, giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

– Tiêm vacxin uốn ván từ tuần thai 20 trở đi.

– Đỡ đẻ/mổ đẻ bởi bác sĩ Sản khoa đầu ngành, có thâm niên công tác tại bệnh viện trung ương như Sản HN, Sản Trung Ương.

– Khâu thẩm mỹ, hạn chế sẹo cứng vết mổ.

– Da kề da với con sau sinh.

– Lưu viện trong căn phòng đầy đủ tiện nghi.

– Sử dụng 3 bữa ăn/ngày, mỗi bữa ăn đều được tính toán lượng calories cẩn thận.

– Hỗ trợ 24/24, điều dưỡng có mặt, hỗ trợ mẹ và bé bất cứ khi nào có chuông gọi.

– Tặng miễn phí bộ ảnh/video vượt cạn/ sau sinh đẹp, độc, chất.

– Được điều dưỡng hướng dẫn cách bú sữa mẹ sau sinh, hướng dẫn cách massage để sữa về nhiều và chống tắc tia sữa.

Chắc chắn, với những tiện ích trên, các mẹ sẽ cảm thấy rất hài lòng về dịch vụ Thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI. Việc khám thai nên được thực hiện tại những đơn vị khám chữa chất lượng, uy tín và cần thống nhất ngay từ đầu để theo dõi sức khỏe thai kỳ thuận tiện nhất các mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital