Đi khám tim mạch có cần nhịn ăn hay không?

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Tim mạch là một trong những bệnh lý phát triển âm thầm nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Việc thăm khám tim mạch sẽ giúp người bệnh phát hiện kịp thời và có hướng điều trị hiệu quả. Vậy đi khám tim mạch có cần nhịn ăn hay không? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Khi nào nên đi thăm khám tim mạch?

Như đã đề cập phía trên, bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có tính phát triển âm thầm và để lại hậu quả nặng nề. Chính vì thế, người bệnh cần hết sức lưu ý đến các dấu hiệu có thể là nguy cơ cảnh báo bệnh tim mạch và nên thăm khám ngay khi xuất hiện những dấu hiệu này:

– Khó thở, thở dốc

– Đau thắt ngực hoặc vùng gần tim

Đánh trống ngực, hồi hộp

– Phù mắt cá chân

– Chóng mặt vào sáng sớm

– Tím tái da và niêm mạc

2. Đi khám tim mạch có cần nhịn ăn hay không?

Rất nhiều người băn khoăn về vấn đề đi khám tim mạch có phải nhịn ăn hay không? Câu trả lời là có. Trước khi đi thăm khám tim mạch, người bệnh nên nhịn ăn tối thiểu 4 giờ trước khi đi khám vì phải làm xét nghiệm máu, làm công thức máu để tìm hiểu chính xác các chỉ số của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được chỉ định chụp cắt lớp mạch vành hoặc một vài phương pháp khám cận lâm sàng khác. Do đó, việc nhịn ăn trước khi đi thăm khám tim mạch là điều cần thiết để có kết quả chính xác nhất.

Đi khám tim mạch có cần nhịn ăn hay không

Người bệnh nên nhịn ăn 4 tiếng trước khi đi khám

3. Khi đi khám tim mạch cần lưu ý điều gì?

Để thăm khám dễ dàng và kết quả thăm khám chính xác nhất cũng như có hướng điều trị phù hợp, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

– Nếu bệnh nhân đã từng khám tim mạch rồi thì cần mang theo kết quả khám, các phim chụp hoặc đơn thuốc đang dùng nếu có.

– Trường hợp đang điều trị tăng huyết áp về tim, bạn vẫn có thể tiếp tục điều trị theo đơn hàng ngày.

– Đối với người bệnh đang điều trị tiểu đường: Không nên uống hoặc tiêm insulin vào buổi sáng trước khi đến khám

– Không nên sử dụng các loại chất kích thích trước khi khám như cà phê, nước chè, thuốc lá, rượu bia…

4. Bệnh tim mạch xuất phát do đâu?

Có rất nhiều nguyên gây ra bệnh lý tim mạch, các nghiên cứu hiện nay đã chỉ rõ những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như sau:

4.1 Do tuổi tác

Tuổi tác càng cao thì chức năng của các cơ quan suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đặc biệt là ở nam giới độ tuổi từ 50 và nữ trên 55 tuổi.

4.2 Giới tính

Thông thường nam giới sẽ là đối tượng có nguy cơ cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên nữ giới ở thời kỳ tiền mãn kinh lại có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

4.3 Tiền sử gia đình

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ cao hơn nếu bạn có bố mẹ, anh, chị hay ông, bà có tiền sử mắc bệnh về tim mạch.

4.4 Các bệnh lý liên quan

Bệnh tim mạch dễ dàng xuất hiện ở những người bệnh đồng thời mắc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì…

4.5 Lối sống tĩnh tại, lười vận động

Những người thường xuyên ngồi một chỗ, không tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với người khác

4.6 Hút thuốc lá

Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch, không chỉ vậy, nó còn gây ra các bệnh khác nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư vòm họng

4.7 Nghiện rượu bia

Sử dụng quá nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ cơ tim và xuất hiện những cơn đau thắt ngực.

Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tim mạch là từ xơ vữa động mạch

5. Phải làm sao để có hệ tim mạch khỏe mạnh?

Thay đổi thói quen xấu và xây dựng lối sống lành mạnh là phương pháp hiệu quả giúp phòng ngừa và làm chậm diễn biến của bệnh mạch vành:

– Ngưng hút thuốc và tránh xa khu vực nhiều khói thuốc

– Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, chè, nước tăng lực…

– Tránh xa các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế muối và ăn nhiều rau xanh, các loại ngũ cốc, trái cây, các loại đậu, các loại hạt…

– Tập luyện thể dục đều đặn: Đối với người bệnh tim mạch cần trao đổi với bác sĩ, bởi tùy thuộc vào bệnh lý mắc phải, thể trạng sức khỏe hiện tại mà bác sĩ có thể tư vấn lựa chọn những phương pháp tập luyện phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội…Tránh bị tập quá sức gây suy kiệt sức khỏe.

– Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo, nhất là các bệnh lý có liên quan đến bệnh mạch vành như đái tháo đường, cao huyết áp, béo phì, thừa cân, rối loạn mỡ máu,…

– Xây dựng lối sống tích cực, vui vẻ, tránh stress, căng thẳng quá mức, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.

cách tăng cường sức khỏe tim mạch.

Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi: “Đi khám tim mạch có cần nhịn ăn hay không?”. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thăm khám định kỳ tại các chuyên khoa tim mạch uy tín để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị từ sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital