Đẻ thường có được ăn rau muống không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đẻ thường có được ăn rau muống không là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ sau sinh. Đây là loại rau thông dụng của mỗi gia đình với nhiều món ăn hấp dẫn, rau muống từ lâu đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên với hàm lượng dưỡng chất trong rau muống sẽ không phù hợp sử dụng trong một số trường hợp, trong đó có phụ nữ sau sinh, để biết các mẹ đẻ thường có ăn được không và khi nào được ăn rau muống thì mẹ hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

1. Tác dụng của rau muống

Rau muống có nhiều chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E, chất béo và các khoáng chất như sắt, kẽm, magie rất cần thiết cho cơ thể con người. Giàu dưỡng chất là vậy nhưng giá thành của loại rau này thường rất rẻ, vì thế, rau muống trở thành món quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt.

mẹ đẻ thường có được ăn rau muống không?

Rau muống giàu chất dinh dưỡng, giá thành rẻ nên là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình.

Rau muống có một số tác dụng tốt đối với sức khỏe:

– Làm chậm quá trình lão hóa: do thành phần có chứa vitamin C, E nên rau muống có khả năng chống lại sự oxi hóa. Ăn rau muống thường xuyên giúp làn da khỏe hơn, giảm nếp nhăn và hạn chế nổi mụn.

– Trị táo bón và khó tiêu: do chứa nhiều chất xơ nên rau muống có tác dụng nhuận tràng.

– Trị thiếu máu: trong rau muống có chất sắt, rất tốt cho những người bị thiếu máu.

– Giúp ngăn ngừa bệnh tim: rau muống chứa folate, magie, đều là những khoáng chất có lợi cho tim.

– Bổ mắt: hàm lượng carotenoid, vitamin A và lutein trong rau muống khá cao nên rất tốt cho mắt.

2. Sau sinh thường có được ăn rau muống không?

Với những tác dụng tuyệt vời trên, rất nhiều sản phụ thắc mắc liệu có được ăn rau muống sau sinh hay không.

Rau muống có một đặc điểm là kích thích sinh collagen trong cơ thể người. Chính vì vậy, những người bị thương khi ăn rau muống thì vết thương sẽ nhanh lành. Tuy nhiên, những sợi collagen này lại sắp xếp lộn xộn, hình thành sẹo lồi. Loại sẹo này sẽ không biến mất theo thời gian mà ngày càng chai cứng, vùng da xung quanh cũng thâm sạm theo. Chính vì thế, các mẹ sau sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ, cũng không nên ăn rau muống để tránh các vết thương biến thành sẹo lồi gây ngứa ngáy. Người xưa còn quan niệm phụ nữ sau sinh ăn rau muống sẽ khó khép cổ tử cung để trở lại trạng thái như lúc chưa mang thai. Các mẹ sau sinh hãy kiêng rau muống ít nhất 3 tháng hoặc đợi đến khi các vết thương trên cơ thể lành hẳn hãy ăn loại rau này.

Đẻ thường có được ăn rau muống không

Ăn rau muống tạo sẹo lồi.

Khi ăn rau muống, các mẹ nên tìm nguồn cung cấp uy tín bởi đây là loại rau thường được phun thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng, rất nguy hiểm nếu bị ngộ độc. Tác hại khi bị ngộ độc là giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Ngoài sản phụ mới sinh, những người bị viêm đau, nhức khớp, bị gout và các viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, huyết áp cao, bệnh nhân đang điều trị nội, ngoại khoa cũng không nên ăn rau muống.

3. Một số lưu ý về thực phẩm cho mẹ vừa sinh thường

3.1 Những loại rau mẹ sau sinh nên kiêng

Ngoài rau muống, dưới đây là 7 loại rau nữa mà các bà đẻ nên kiêng để không gây hại cho mẹ và em bé:

– Súp lơ: các chuyên gia khuyên sản phụ nên hạn chế ăn súp lơ xanh, súp lơ trắng vì đây là loại rau khiến trẻ dễ bị kích thích, cáu kỉnh, đầy hơi, đi ngoài. Còn có thông tin gây tranh cãi là ăn súp lơ còn khiến mẹ bị mất sữa, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này.

– Lá bạc hà: trong thành phần của lá bạc hà có chứa chất gây giảm sữa mẹ. Vì thế, mẹ cho con bú hãy hạn chế dùng lá bạc hà, kể cả trà bạc hà.

– Rau mùi tây: cũng làm giảm lượng sữa mẹ nếu ăn quá nhiều.

Các mẹ đẻ thường có được ăn rau muống không?

Mướp đắng không tốt cho mẹ để thường và cho con bú

– Mướp đắng: có chứa vicine, một loại độc tố gây đau thắt bụng, đau đầu, thậm chí mê sảng. Mẹ đang cho con bú mà ăn mướp đắng sẽ truyền độc tố sang con, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ. Bản thân loại rau này cũng ít chất béo, không có lợi cho một bà mẹ cần nhiều dinh dưỡng sau sinh.

– Bắp cải: loại rau này cũng gây mất sữa ở những bà mẹ đang cho con bú.

– Lá lốt: đây là loại rau gây mất sữa rất nhanh, bà đẻ cần tránh tuyệt đối.

3.2 Những loại rau tốt cho mẹ sinh thường

Bên cạnh việc kiêng khem, mẹ mới sinh được khuyến khích ăn nhiều rau củ, trái cây để có chất dinh dưỡng cho con bú. Một số loại rau nằm trong danh mục được khuyên bà đẻ nên ăn nhiều gồm: rau ngót, rau mồng thơi, đu đủ xanh, rau lang, rau đay, giá đỗ, củ sen, rong biển, hoa chuối, rau thì là, quả sung, mướp, các loại đậu, các loại trái cây tươi…các vấn đề sau sinh

đẻ thường thì có được ăn rau muống không?

Các món ăn từ măng tây góp phần giúp mẹ lợi sữa.

Nạp vào cơ thể những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mẹ sẽ có đủ sức khỏe và nguồn sữa tốt để nuôi con. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm để đảm bảo an toàn nhé:

– Mẹ nên chọn mua rau ở những địa chỉ uy tín, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo rau sạch sẽ, không tồn dư hàm lượng thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật.

– Chọn rau mới thu hoạch còn tươi, không bị bầm dập, úng nát hoặc bày bán ở những nơi không đảm bảo vệ sinh vì khi đó nhiều vi khuẩn đã xâm nhập gây hại đến sức khỏe.

– Mẹ nên ưu tiên những loại rau có màu xanh đậm vì chứa nhiều dinh dưỡng hơn.

– Cơ thể luôn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, do đó mẹ nên thay đổi để đa dạng thực đơn, tránh ăn liên tục một loại rau sẽ rất nhàm chán hoặc gây nên tác dụng phụ khác.

Qua những thông tin trên, Thu Cúc TCI hy vọng mẹ sẽ có thêm các thông tin về rau muống đối với sức khỏe của mẹ, đồng thời sẽ lựa chọn được nguồn thực phẩm phù hợp và chất lượng tốt cho mẹ và bé sau khi sinh. Nếu vẫn còn những thắc mắc mẹ có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được giải đáp nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital