Đẻ thường bao lâu có kinh lại? Những vấn đề mẹ cần chú ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, sản phụ thường quan tâm tới vấn đề khi nào có kinh trở lại. Điều này sẽ thể hiện tình trạng sức khỏe của các mẹ, chức năng, hoạt động của buồng trứng và tử cung sau sinh. Những thông tin sau đây sẽ cho các mẹ biết rõ đẻ thường bao lâu có kinh lại.

1. Đẻ thường bao lâu có kinh lại? Kinh nguyệt khác gì so với trước sinh?

Giai đoạn mang thai, hệ nội tiết của mẹ bầu có nhiều thay đổi, khiến cho lượng hormone estrogen tăng sinh đáng kể sau 3 tháng đầu và cứ thế liên tục tăng mạnh cho tới cuối thai kỳ. Trứng rụng đã được thụ tinh và làm tổ trong tử cung, nên chu kỳ kinh nguyệt không còn xảy ra.

Sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone bắt đầu giảm xuống. Cùng với sự cân bằng hoạt động của buồng trứng, sự tái thiết lập của niêm mạc tử cung và quá trình rụng trứng, kinh nguyệt bắt đầu quay trở lại. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy hệ nội tiết, buồng trứng bắt đầu trở lại trạng thái bình thường.

1.1. Sản phụ đẻ thường bao lâu có kinh lại?

Sau đẻ thường, lượng estrogen và progesterone cũng dần giảm xuống, cân bằng trở lại. Buồng trứng quay về trạng thái bình thường, bắt đầu diễn ra quá trình rụng trứng, phóng noãn. Bên cạnh đó, lớp nội mạc tử cung cũng bắt đầu dày lên và bong khi trứng rụng. Lúc này, sản phụ sẽ có kinh trở lại.

Kinh nguyệt bao gồm máu, chất dịch âm đạo, lớp niêm mạc tử cung bị bong và trứng không được thụ tinh. Ban đầu, chu kỳ kinh có thể bị rối loạn một chút, ngắn hơn 25 ngày hoặc dài hơn 28 ngày. Tuy nhiên, sau 1, 2 chu kỳ đầu tiên sau khi có kinh nguyệt trở lại, các mẹ sẽ dần ổn định vòng kinh hơn.

Đẻ thường bao lâu có kinh lại? Sau sinh thường, kinh nguyệt của mẹ sẽ chưa trở lại ngay mà cần một thời gian để hệ nội tiết ổn định trở lại, niêm mạc tử cung dày lên

Đẻ thường bao lâu có kinh lại? Sau sinh thường, kinh nguyệt của mẹ sẽ chưa trở lại ngay mà cần một thời gian để hệ nội tiết ổn định trở lại, niêm mạc tử cung dày lên

Đối với những mẹ đẻ thường, không cho con bú, kinh nguyệt có thể trở lại sau 6 tới 8 tuần. Với những mẹ bỉm thường xuyên cho con bú, nuôi con bằng sữa mẹ, kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn, khoảng từ 8 tháng sau sinh. Cũng có nhiều trường hợp, mẹ cho con bú và sau 2, 3 tháng đã có kinh trở lại. Kỳ “đèn đỏ” sẽ sớm trở lại với mẹ khi bé có dấu hiệu ngừng bú sữa mẹ.

1.2. Đẻ thường bao lâu có kinh lại? Kinh nguyệt trở lại sau sinh khác gì so với trước sinh?

Sau sinh thường, mẹ vẫn bị xuất huyết bất thường, tiết nhiều dịch âm đạo. Thời gian đầu, lượng máu này có thể nhiều hơn và vón cục. Tuy nhiên, ở vài tuần tiếp theo, mẹ sẽ thấy có sản dịch. Sản dịch có thể xuất hiện trong vòng vài tuần. Đây cũng là dấu hiệu cho biết nguyệt san sắp quay trở lại. Các mẹ cũng cần biết cách phân biệt sản dịch và kinh nguyệt để tránh nhầm lẫn.

Khi mới có kinh trở lại, nhiều mẹ bỉm sẽ nhận thấy kinh nguyệt của mình không còn giống như trước đây. Có thể kỳ kinh sẽ thay đổi, ví dụ như:

– Chu kỳ kinh không đúng với trước.

– Thời gian hành kinh dài hơn, có thể lên tới 1 tuần.

– Lượng máu kinh không ổn định, nhiều hơn 80ml/kỳ kinh hoặc ít hơn.

– Có thể có hiện tượng máu kinh vón cục.

– Kinh nguyệt tới, kèm theo hiện tượng đau bụng kinh, đau ngực, đau thắt lưng.

– Một số người có thể bị chuột rút trong thời gian hành kinh.

Khi mới có kinh trở lại, nhiều mẹ bỉm sẽ nhận thấy kinh nguyệt của mình không còn giống như trước đây

Khi mới có kinh trở lại, nhiều mẹ bỉm sẽ nhận thấy kinh nguyệt của mình không còn giống như trước đây

Bên cạnh những thay đổi trên, các mẹ cũng cần chú ý hơn khi mới bắt đầu có kinh trở lại sau khi sinh thường. Sinh thường, hầu hết các mẹ phải thực hiện rạch tầng sinh môn. Bởi vậy, âm đạo rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu kinh nguyệt không ổn định, kèm theo những triệu chứng sau đây, các mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để được bác sĩ tư vấn hướng xử lý phù hợp:

– Kinh nguyệt ra nhiều, tràn băng chỉ sau 1 tiếng.

– Các cơn đau trở nên ngày càng khó chịu, dữ dội hơn.

– Hành kinh kèm theo sốt cao, khó chịu.

– Chảy máu liên tục quá 1 tuần.

– Dịch âm đạo có mùi lạ, cảm giác ngứa rát.

– Đau buốt khi đi vệ sinh hoặc trong, sau khi quan hệ.

2. Có kinh trở lại sau đẻ thường, sữa mẹ có bị ảnh hưởng không?

Nhiều mẹ bỉm có suy nghĩ sau khi có kinh trở lại, sữa mẹ sẽ không còn đủ dưỡng chất cho bé. Mùi vị cũng sẽ giảm đi, làm ảnh hưởng đến vị giác của trẻ. Tuy nhiên, đến nay, điều này vẫn chưa được minh chứng.

Thực tế, khi hệ nội tiết, nồng độ hormone của người phụ nữ bắt đầu thay đổi và dần ổn định sau sinh, nguồn sữa tiết ra giảm dần, khiến bé không còn bú được nhiều như trước và dần bỏ sữa mẹ.

Sau khi có kinh trở lại, dưới tác động của hormone nội tiết, lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần

Sau khi có kinh trở lại, dưới tác động của hormone nội tiết, lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần

Vì vậy, sau sinh, khi nhận thấy hiện tượng ra sản dịch, các mẹ có thể bắt đầu cho bé bú nhiều lần hơn để hạn chế việc con bị đói. Đồng thời, lúc này mẹ cũng có thể cho bé sử dụng sữa công thức để dần thay thế cho sữa mẹ.

Đây đều là những biểu hiện hết sức bình thường, các mẹ hoàn toàn không phải lo lắng.

3. Một vài lưu ý khi sản phụ mới có kinh trở lại

Khi kinh nguyệt bắt đầu quay trở lại sau quá trình sinh nở, một số biểu hiện rối loạn có thể xảy ra. Các mẹ không cần quá lo lắng mà nên chú ý cải thiện sức khỏe, nâng cao thể lực và giữ gìn vệ sinh để chu kỳ nhanh chóng ổn định hơn. Lưu ý một số điều như sau:

– Sử dụng băng vệ sinh trong thời gian hành kinh. Điều này sẽ giúp các mẹ theo dõi được lượng máu kinh mỗi ngày dễ dàng hơn, từ đó biết được kỳ kinh nguyệt của mình có đang bị rối loạn không.

– Thay băng vệ sinh thường xuyên, tối đa 4 tiếng một lần để đảm bảo không gặp rắc rối với một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

– Ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm có lợi cho quá trình sản sinh tế bào máu, hỗ trợ bổ sung sắt cho cơ thể.

– Hạn chế quan hệ hoặc tốt nhất nên kiêng quan hệ vợ chồng trong 1 tháng đầu sau sinh.

– Nên tắm nắng trước 7h sáng hàng ngày để cơ thể tăng đề kháng và phục hồi tốt hơn.

– Không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh, cảm lạnh.

– Nên nghỉ ngơi thường xuyên, hạn chế để tâm trạng quá căng thẳng, mệt mỏi.

– Không nên vận động mạnh, tránh tình trạng băng huyết sau sinh.

– Các mẹ cũng nên tự chủ động theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sau sinh để từ đó nhận biết chu kỳ kinh nguyệt của bản thân có gì bất thường.

Sau sinh, các mẹ nên được nghỉ ngơi nhiều, tâm lý thoải mái để nhanh chóng ổn định chu kỳ kinh nguyệt

Sau sinh, các mẹ nên được nghỉ ngơi nhiều, tâm lý thoải mái để nhanh chóng ổn định chu kỳ kinh nguyệt

Ngoài ra, sản phụ sau sinh gặp vấn đề về kinh nguyệt, hoặc sau sinh bị mất kinh, vô kinh có thể tới trực tiếp các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ. Tại Thu Cúc TCI, hệ thống phòng khám hiện đại, khép kín với đầy đủ trang thiết bị công nghệ cao sẽ giúp chị em chẩn đoán sớm các vấn đề bất thường sau sinh.

Đồng thời, các bác sĩ chuyên khoa luôn nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, đưa ra lời khuyên cho vấn đề của từng mẹ bỉm. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm, đánh giá chính xác tình trạng bệnh và luôn có hướng điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Với gói khám sàng lọc bệnh lý phụ khoa tại Thu Cúc TCI, chị em sẽ luôn được đảm bảo mọi quyền lợi khi thăm khám, được sử dụng dịch vụ chất lượng hoàn hảo với quy trình khám nhanh gọn, không có các thủ tục rườm rà. Ngoài ra, chi phí khám được áp dụng bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm y tế nên rất phù hợp với các mẹ sau sinh có vấn đề về sức khỏe phụ khoa, vấn đề về kinh nguyệt, tạo điều kiện để chị em theo dõi định kỳ, thường xuyên hơn.

Chu kỳ kinh, lượng máu kinh và thời gian hành kinh của phụ nữ sau sinh có chút rối loạn, nhưng hoàn toàn không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu cảm nhận được một vài biểu hiện bất thường, gây đau đớn, khó chịu, chị em cần thực hiện thăm khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để có hướng xử lý sớm nhất, tránh chủ quan, dẫn đến những biến chứng không tốt sau này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital