Thịt bò được biết đến là một trong những loại thực phẩm giàu protein giúp cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên đối với những người có vết thương thì việc ăn thịt bò được cho là sẽ để lại sẹo. Vậy đối với mẹ bầu sau khi mổ thì sao? đẻ mổ ăn thịt bò được không là thắc mắc của nhiều chị em. Bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em giải đáp vấn đề này. đẻ mổ có ăn được thịt bò không
Menu xem nhanh:
1. Thịt bò – thực phẩm bổ dưỡng sau sinh
Thịt bò được xem là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và bổ sung năng lượng nhiều nhất. Nhiều người sử dụng thịt bò trong quá trình giảm cân sau sinh của mình vì nó không chứa chất báo mà vẫn giúp cơ thể tăng cường sức dẻo dai và tránh mệt mỏi.
Theo nghiên cứu, trong 100g thịt bò có thể chứa đến 28g protein cùng các vitamin B12, B6,… và rất nhiều các khoáng chất cần thiết như sắt, magie, kẽm, kali, axit amin…Bên cạnh đó, người ta ước tính cứ 100g thịt bò sẽ cung cấp khoảnh 280 kcal năng lượng. Con số này gấp đôi so với cá và nhiều loại thịt động vật khác. mổ đẻ có được ăn thịt bò không
Các chất acid amin, acid gốc nitro trong thịt bò giúp biến protein trong thức ăn thành đường hữu cơ để cung cấp cho các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, thịt bò còn chứa acid linoleic và palmitoleic chống lại ung thư và các mầm bệnh khác.
2. Đẻ mổ ăn thịt bò được không
Sau khi sinh mổ, phụ nữ thường mất nhiều máu. Việc bổ sung chất sắt để tái tạo lượng máu bị thiếu hụt sau sinh là điều vô cùng quan trọng. đẻ mổ có được ăn thịt bò không
Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, mỗi ngày một người cần 2000 – 2500 kcal. Sau khi sinh con số này phải tăng thêm từ 300 – 500 kcal. Vì vậy thịt bò trở thành thực phẩm dinh dưỡng phù hợp với các chị em trong thời gian cần “truyền năng lượng” này.
Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thì bà đẻ phải kiêng thịt sau khi sinh, đặc biệt là đối với chị em sinh mổ vì sẽ bị thâm, để lại sẹo hay bị co rút sau sinh. Vậy thì thực chất bà đẻ ăn thịt bò có tốt không?
Trả lời câu hỏi này, nhiều chuyên gia cho rằng sẹo lồi, co rút là do cơ địa, không phải là biểu hiện do ăn thịt bò hay một thực phẩm nào khác. Trên thế giới hay tại những nước phát triển, người ta quan tâm nhiều hơn đến việc bổ sung dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh chứ không nghĩ đến việc đẻ mổ ăn thịt bò sẽ để lại sẹo hay chứng co rút.
Thịt bò là loại thực phẩm tốt, cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sản phụ sau sinh. Việc kiêng khem hoặc không ăn thịt bò có thể khiến phụ nữ sau sinh bị thiếu chất và mất thời gian hồi phục lâu hơn. Nếu mẹ bầu nào cũng băn khoăn bà đẻ có ăn được thịt bò không thì cũng sẽ có những loại thực thực bổ dưỡng khác cũng được đặt dấu hỏi như: sinh mổ ăn thịt vịt được không? sinh mổ ăn thịt dê được không? hay bà đẻ có ăn được thịt ngựa không?…Vì tất cả những thực phẩm này đều nằm trong “top” những thực phẩm khiến mẹ để lại sẹo hoặc co rút sau sinh theo quan niệm dân gian. đẻ mổ ăn được thịt bò không
3. Sinh mổ xong có thể ăn thịt bò nhưng hãy nhớ những lưu ý sau
Thịt bò và các loại thịt kể trên đều nằm trong nhóm dinh dưỡng cần thiết cho mẹ sau sinh. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể “bỏ ngoài tai” những kinh nghiệm có thật của ông cha ta về việc ăn thịt bò sau sinh mổ. Thay vì đó, bạn nên kết hợp khéo léo giữa lời khuyên dân gian với kiến thức khoa học. Đẻ mổ có thể ăn thịt bò nhưng hẫy nhớ những chú ý sau:
- Hạn chế ăn thịt bò nướng vì có nhiều chất có thể gây ung thư với cách chế biến này
- Không ăn thịt bò cùng lúc với hải sản, vì cả hai đều chứa rất nhiều đạm. Từ đó làm giảm quá trình hấp thụ, kết quả là gây đầy bụng, khó tiêu.
- Mẹ có tiền sử bị viêm thận không nên ăn nhiều thịt bò
- Chỉ nên ăn 80g thịt bò/ mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều
- Nên kết hợp ăn thịt bò kèm với rau củ quả để dễ tiêu và đảm bảo dinh dưỡng.
Trên đây là những thông tin cho câu hỏi của chị em đẻ mổ ăn thịt bò có được không?. Những quan niệm lưu truyền dân gian cần được xem xét một cách phù hợp, và tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng đúng đắn và khoa học nhất.
Tin liên quan
- Sinh mổ ăn bơ được không
- Bà đẻ sinh mổ có ăn lê được không
- Sinh mổ ăn đậu bắp được không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc