Đau vùng ức – nguyên nhân do đâu?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Đau vùng ức nguyên nhân do đâu và cần làm gì để ngừa triệu chứng đau vùng ức là những vấn đề nhiều người băn khoăn, bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số thông tin cần thiết bạn đọc có thể tham khảo.

 

Đau vùng ức – nguyên nhân do đâu?

 

Cơn đau thắt vùng xương ức, hay còn gọi là đau ở giữa ngực là bệnh không hiếm gặp. Triệu chứng thường gặp khi bị đau vùng ức là người bệnh có cảm giác ngực hơi bị tức và khó thở, hoặc đau ở giữa ngực, đôi khi đau lan tới cổ, hàm và hai tay. Cơn đau thường xuất hiện sau khi người bệnh cố gắng đi nhanh hoặc lên cầu thang, khi làm việc vội vàng, sau một bữa ăn quá no, do xúc động…

Đau vùng ức có thể do nhiều nguyên nhân gây ra cần được phát hiện và điều trị đúng cách

Đau vùng ức có thể do nhiều nguyên nhân gây ra cần được phát hiện và điều trị đúng cách

Nguyên nhân gây đau vùng ức chủ yếu là do cơ tim bị thiếu máu và oxy do động mạch vành bị hẹp hoặc vì có một đám xơ vữa ngày càng phát triển làm hạn chế lưu lượng máu trong mạch.

 

Khi bị đau vùng ức cần làm gì?

 

Sự xuất hiện của cơn đau thắt ngực, hoặc trong khi cố gắng sức, hoặc khi nghỉ ngơi là dấu hiệu hết sức quan trọng của các bệnh động mạch vành mà biến chứng cực kỳ nguy hiểm là bệnh nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong, vì thế, người bệnh nên đến bệnh viện để khám chuyên khoa tim mạch. Bác sĩ sẽ khám tổng hợp về tim – mạch, cho làm điện tâm đồ hoặc siêu âm tim để xác định nguyên nhân cơn đau, cường độ đau và phát hiện các điểm dị dạng mạch… từ đó sẽ có phác đồ điều trị bệnh cụ thể.

Triệu chứng đau vùng ức có thể do bệnh lý tim mạch gây nên chính vì thế, để phòng ngừa triệu chứng, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh với một vài lưu ý sau:

– Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu: Khi hàm lượng cholesterol trong máu tăng lên quá cao, bám vào thành động mạch, lâu ngày làm cho lòng động mạch hẹp lại, gây tắc nghẽn động mạch, ngăn chặn dòng máu đên nuôi tim, gây bệnh nhồi máu cơ tim và các biến chứng nguy hiểm khác.

– Cần theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, không để huyết áp tăng cao. Vì khi huyết áp tăng cao, dễ khiến cho các chất mỡ đọng lại trên lớp vách mỏng của các động mạch, đòi hỏi tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, điều này làm tim mau mệt, có thể gây ra những cơn đau tim và bị ngất xỉu.

– Không hút thuốc lá: Chất nicotin trong thuốc lá làm cho tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, làm cho các chất mỡ tích tụ lại và đóng thành cục, gây tắc nghẽn mạch. Vì vậy chúng ta không nên hút thuốc là để tim mạch luôn khỏe mạnh.

Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh

Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh

– Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe, giúp bảo vệ tim mạch tốt hơn. Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế biến sạch sẽ phù hợp, ăn ít chất béo, dầu mỡ chiên rán nhiều, nên ăn cá, thịt nạc, các loại rau củ… và các loại dầu thực vật tốt cho tim.

– Luyện tập thể dục thể thao điều độ giúp điều hòa huyết áp, tim mạch, giúp tim co bóp tốt hơn. Nên chọn những môn thể dục phù hợp với sức khỏe của mỗi người và luyện tập đều đặn mỗi ngày.

Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngừa biến chứng nguy hiểm

Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngừa biến chứng nguy hiểm

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát huyết áp, hàm lượng cholesterol trong máu, hàm lượng đường trong máu, phòng và điều trị các bệnh có nguy có dẫn đên bệnh tim mạch.Thực hiện lối sống lành mạnh, vui vẻ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng bệnh tim mạch tốt hơn

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital