Đau nhói ở ngực trái là bệnh gì?

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Đau nhói ở ngực trái là dấu hiệu nhiều người dễ gặp phải tuy nhiên để chẩn đoán đau nhói ở ngực trái là bệnh gì thì bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Đau nhói ở ngực trái là bệnh gì?

Đau nhói ở ngực trái có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý, cụ thể như:

– Viêm cơ, sụn, xương ở vùng ngực: đau âm ỉ, kéo dài hàng giờ, tăng lên khi vận động thân và tay, khi ấn vào vùng bị viêm…

Đau nhói ở ngực trái có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý

Đau nhói ở ngực trái có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý

– Bệnh đường tiêu hoá: viêm dạ dày, thực quản có thể làm đau từ vùng bụng trên lan đến ngực. Đau liên quan đến bữa ăn, đau về đêm khi ngủ, đau âm ỉ có thể kèm những rối loạn tiêu hoá khác như ợ hơi, ợ chua, nóng rát ngực…
– Bệnh tim mạch: đây là nhóm bệnh gây đau ngực trái quan trọng nhất, vì nó nguy hiểm nhất, cụ thể như các bệnh lý mạch vành, viêm màng ngoài tim, bóc tách động mạch chủ, bệnh van tim,…

– Bệnh phổi: đau ngực thường đi kèm với ho, khạc đàm hoặc khó thở.

– Nguyên nhân tâm lý: có các dạng đau ngực không xảy ra do bệnh lý của cơ quan hay bộ phận nào ở ngực, mà lại do vấn đề của hệ thần kinh cao cấp. Thuộc nhóm này có các nguyên nhân như rối loạn lo âu, lo sợ, trạng thái tăng thông khí, trầm cảm… thường đau ngực do nhóm nguyên nhân này xảy ra mơ hồ, mức độ thay đổi (thường là đau nhẹ), thường kèm theo khó thở, hồi hộp, mất ngủ

Cần làm gì khi bị đau nhói ở ngực trái?

Khi có đau ngực trái bạn đừng nên coi thường mà bỏ qua. Hãy đi kiểm tra xem mình có bị mạch vành hay không ở một trung tâm tim mạch nào đó, nhất là khi bạn có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh này. Bác sỹ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm máu và một số thử nghiệm thích hợp như:

Thăm khám để được chẩn đoán điều trị hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán điều trị hiệu quả

Điện tâm đồ, nghiệm pháp gắng sức, siêu âm tim, chụp MSCT mạch vành , chụp động mạch vành.

Bạn nên tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị. Bên cạnh việc dùng thuốc đã được bác sỹ kê đơn, bạn cũng cần phải thay đổi lối sống:

Bỏ thuốc lá, giảm cân nếu béo phì, điều trị đái tháo đường, điều trị tăng huyết áp tích cực, tâp thể dục điều độ, giảm bớt những gánh nặng công việc …

Liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ thăm khám hoặc điều trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital