Đau mắt đỏ làm sao nhanh khỏi nhất?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Minh Hải

Bác sĩ Chuyên khoa Mắt

Đau mắt đỏ làm sao nhanh khỏi nhất là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Bởi đau mắt đỏ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả việc học và cuộc sống của người bệnh.

1. Tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ xảy ra khi mắt có tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, một số trường hợp đau mắt đỏ do người bệnh bị dị ứng với phấn hoa, hóa chất, môi trường…
Điều trị đau mắt đỏ cần thực hiện sớm và đúng phác đồ để tránh biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó là: viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc, đau mắt hột, sẹo giác mạc, giảm thị lực và mù lòa. Vậy đau mắt đỏ làm sao nhanh khỏi nhất?

2. Đau mắt đỏ làm sao nhanh khỏi nhất?

Trị đau mắt đỏ có rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp bạn nên chọn những phương pháp riêng để phù hợp hơn. Dưới đây là 5 cách chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi nhất mà bạn có thể thử áp dụng:

Đau mắt đỏ

Bị đau mắt đỏ sao để nhanh khỏi nhất? (hình minh họa)

2.1 Chữa đau mắt đỏ nhờ thuốc nhỏ mắt

Đau mắt đỏ làm sao nhanh khỏi? Câu trả lời là bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt theo kê đơn của bác sĩ. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc nhỏ mắt phù hợp để chữa đau mắt đỏ. Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% (hay còn gọi nước muối sinh lý). Loại thuốc nhỏ mắt này để rửa sạch ghèn và giữ mắt bạn luôn sạch sẽ.

Bạn hãy thử nhỏ mắt 5-6 lần/ ngày. Lưu ý dùng ít và sử dụng bông sạch (bông tẩy trang) thấm khô. Sau khi dùng nhớ để bông cẩn thận vào túi bóng kín để hạn chế lây sang ho người khác. Việc rửa mắt thường xuyên góp phần trôi bớt tác nhân gây bệnh và giảm triệu chứng. Đặc biệt, các loại thuốc kể trên chỉ mang tính tham khảo, người bệnh nên đi khám trực tiếp để được bác sĩ kê đơn.

2.2 Chữa đau mắt đỏ nhanh hơn nhờ đắp khăn ấm cho mắt

Ngoài cách sử dụng thuốc nhỏ mắt, bạn có thể sử dụng khăn đã thấm nước ấm để đắp lên mắt. Bạn đặt khăn chỉ 10 phút đổ lại là mắt đã dễ chịu hơn nhiều rồi.

Lý giải điều trên do khăn ấm làm giãn mạch máu, tăng lưu thông máu từ đó giảm kích ứng, cảm giác đau đớn. Đồng thời phương pháp này cũng tăng lượng dầu tiết ra ở mí mắt giữ cho mắt không khô. Vùng da mắt và quanh mắt vô cùng mỏng và nhạy cảm, vì thế không được dùng nước quá nóng để chườm.

2.3 Chữa đau mắt đỏ nhanh khỏi bằng đắp khăn lạnh

Nếu bạn đã thử chườm nóng cho mắt mà không đỡ thì có thể áp dụng cách ngược lại là dùng nước lạnh. Bạn chỉ cần dùng khăn sạch ngâm nước lạnh rồi vắt kiệt nước và đắp lên mắt. Khi đó các triệu chứng đau, rát và nhức mỏi mắt có thể sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, cách này còn giúp giảm bớt vết sưng, làm dịu cơn ngứa râm ran ở mắt do virus hoặc kích ứng gây ra.

Đau mắt đỏ làm sao nhanh khỏi nhất?

Đắp khăn lạnh giúp đau mắt đỏ nhanh khỏi hơn (minh họa)

Lưu ý rằng nếu dùng nước đá hoặc nước quá lạnh đắp cho mắt có thể phản tác dụng. Thậm chí có trường hợp bệnh đau mắt đỏ còn trở nên trầm trọng hơn. Khăn lạnh với mức độ vừa phải chính là lựa chọn hợp lý để giảm triệu chứng đau mắt đỏ.

2.4 Chữa đau mắt đỏ với thuốc giảm đau

Với bệnh đau mắt đỏ trở nặng thì việc dùng thuốc kháng sinh là điều khó tránh khỏi. Bởi thuốc mang thành phần kháng viêm sẽ giúp kiểm soát đau nhức, ngứa cộm mắt do đau mắt đỏ gây ra.
Thuốc đôi khi chỉ trị được phần ngọn vấn đề, quan trọng vẫn là khắc phục được nguyên nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn hay dị ứng. Tất cả các loại thuốc cần sử dụng đúng theo kê đơn và chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Khi nào người đau mắt đỏ cần tới gặp bác sĩ

Dù đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau một thời gian nếu bị nhẹ, nhưng về lâu dài chúng vẫn gây bất tiện. Hơn nữa nếu tự ý điều trị dẫn đến sai cách có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Điều trị không dứt điểm có thể dẫn đến kháng kháng sinh và bệnh tái đi tái lại.

Bạn sẽ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu sau:

– Bạn thấy đau mắt, mắt đỏ lên nhưng không phải do bụi bay vào mắt.

– Mắt khó chịu, dụi mắt liên tục và sau vài hôm mắt vẫn bị đỏ.

– Có dấu hiệu viêm ở mắt, nhiễm trùng cứ kéo dài không dứt điểm (thường diễn ra hơn 1 tuần).

– Nhạy cảm hơn với ánh sáng, chảy nước mắt liên tục và cực khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng.

– Mắt mờ mờ đi khi đau mắt đỏ, khó nhìn thấy sự vật xung quanh.

– Chảy nhiều mủ ở mắt hoặc bị nhiều ghèn mắt.

– Có thể có sốt cao, nổi mẩn đỏ khắp người.

– Đã sử dụng thuốc kháng sinh mà tình trạng đau mắt đỏ do vi khuẩn, virus không thuyên giảm (sau khoảng 24 giờ).

Khó nhận biết được bệnh đau mắt đỏ vì dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Đối với trẻ em, đau mắt đỏ (viêm kết mạc) có thể là một triệu chứng của căn bệnh sởi.

4. Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ như nào?

Đau mắt đỏ rất dễ lây lan, thậm chí vào mùa hè có bùng phát thành dịch. Vì thế, bạn cần chủ động phòng bệnh thay vì để nhiễm đau mắt đỏ rồi mới trị. Bên cạnh việc thực hiện các cách trị viêm kết mạc ở trên, bạn cần nghiêm túc thực hiện một số nguyên tắc sau để nhanh khỏi hơn và hạn chế việc lây lan ra cộng đồng.

Phòng tránh đau mắt đỏ như thế nào?

Dùng thuốc nhỏ mắt giúp cải thiện tình trạng đau mắt đỏ (minh họa)

4.1 Lưu ý giúp cải thiện đau mắt đỏ

– Khi bạn nghi ngờ mình bị đau mắt đỏ, cần nghỉ ngơi hợp lý tại nhà, kiêng tiếp xúc với mọi người.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh đôi mắt thật sạch sẽ. Tuyệt đối bạn không dùng khăn bông lau mặt chung với người khác.

– Không nên ăn thực phẩm tanh (như cá, hải sản) để tránh bị viêm và đổ ghèn.

– Không nên ăn thực phẩm mang tính nóng, cay để tránh làm mắt bị sưng và đau.

– Tuyệt đối không dùng các chất kích thích vì gây khó chịu cho mắt.

– Không nên đeo kính áp tròng hay trang điểm nhiều trong thời gian bị đau mắt đỏ..

– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

4.2 Cách phòng tránh đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc)

– Ngăn virus viêm kết mạc bằng việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.

– Không đưa tay chạm vào mắt vì dễ đưa virus, vi khuẩn lên mắt.

– Giặt khăn mặt thường xuyên, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, không dùng chung khăn mặt.

– Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng: có omega- 3, vitamin E, A, B6, B9 và B12… Những chất đó có trong cá hồi, cà rốt, cà chua, ớt chuông, rau quả,… giúp mắt luôn khỏe mạnh và tránh đau mắt đỏ.

– Môi trường sống sạch sẽ và lành mạnh sẽ hạn chế nguy cơ gây dị ứng cho mắt. Nếu có điều kiện hãy trang bị máy lọc không khí để không gian sống của bạn luôn sạch sẽ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có câu trả lời về đau mắt đỏ làm sao nhanh khỏi nhất. Nếu thấy có dấu hiệu mắc đau mắt đỏ, hãy liên hệ ngay đến Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital