Đau khớp cùi chỏ tay và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Đau khớp cùi chỏ tay là một bệnh lý thường gặp trong cuộc sống. Bệnh có đặc điểm đau nhức vùng cùi chỏ, cơn đau ban đầu thường rất dữ dội, lâu dần thì đau âm ỉ, ấn vào vùng khớp bị đau nặng hơn.

Đau khớp cùi chỏ tay do đâu?

Đau khớp cùi chỏ tay do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những lý do thường gặp:

Đau khớp cùi chỏ tay có thể do té ngã, va đập mạnh

  • Do người bệnh vận động mạnh, các khớp cẳng tay bị quá sức dẫn đến tổn thương, lâu dần người bệnh không chữa trị các tổn thương này gây viêm khớp cùi chỏ và gây đau nhức.
  • Do phải sử dụng cánh tay liên tục trong nhiều giờ để làm việc như nhân viên văn phòng sử dụng máy vi tính, thợ may, thợ rèn, thợ hàn…
  • Do chấn thương va đập từ tai nạn lao động, tai nạn giao thông:  Khi có chấn thương lên vùng cùi chỏ tay thì sẽ khiến các cơ khuỷu tay bị tổn thương có thể bị co giãn mạnh, gãy đột ngột gây đau mỏi cho người bệnh.
  • Do các bệnh lý  về khớp như: thoái hóa khớp khuỷu tay, viêm mỏm khuỷu, nang dịch mỏm khuỷu,… đều gây ra các cơn đau khớp cùi chỏ tay.

Hoặc do các bệnh lý về khớp

Đau khớp cùi chỏ tay xử trí thế nào?

Tùy vào nguyên nhân và mức độ của bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định cách xử trí, điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp thường được áp dụng như:

Áp dụng Đông y và vật lý trị liệu: Thực hiện xoa bóp, bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức, giãn cơ. Người bệnh cần phải thực hiện vận động khớp trong trường hợp khớp bị giới hạn vận động, xoa bóp nhẹ nhàng, nếu gặp điểm đau thì có thể xoa bóp và ấn huyệt hơi lâu 1 chút. Thực hiện cách này cơn đau của người bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng do được lưu thông mạch huyết.

Điều trị theo y học hiện đại:

Để điều trị tốt nhất bệnh đau khớp cùi chỏ tay, bạn nên tới cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ tư vấn

  • Nội khoa: sử dụng các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau. Tuy nhiên với các loại thuốc này thì chỉ có thể sử dụng cho các thể bệnh và cơn đau nhẹ, trung bình. Người bệnh chỉ nên sử dụng các loại thuốc này trong khoảng 3 – 5 ngày. Nếu, cơn đau kéo dài thì không nên dùng thuốc bởi chúng gây ra rất nhiều các tác dụng phụ, có hại cho gan thận.
  • Ngoại khoa: nếu bệnh nhân điều trị bệnh sau 6 tháng mà không có dấu hiệu cải thiện bệnh thì cần phải được tiến hành phẫu thuật, loại bỏ các đoạn dây chằng, gân bị rách, đứt bị tổn thương.

Bên cạnh các biện pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố cần thiết giúp sức khỏe của người bệnh mau hồi phục. Ngoài ra cũng cần phải kết hợp với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy, yoga… sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh và loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital