Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày của thai phụ mà còn gây ra những tác hại rất xấu với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bài viết dưới đây giúp chị em nhận biết các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai.

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thường có các dấu hiệu điển hình như:
-Viêm nhiễm phụ khoa do nấm, thai phụ sẽ có các biểu hiện, như: Vùng kín của thai phụ sưng đỏ, mẩn ngứa rất khó chịu; bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng và đặc; âm đạo có màu đỏ tím.

Phụ nữ mang thai dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.

Phụ nữ mang thai dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.

-Nếu viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn, âm đạo – âm hộ của thai phụ bị ngứa nhiều, ra nhiều khí hư màu trắng đục, loãng, có bọt; âm đạo bị viêm đỏ và sưng tấy.
-Khí hư ra nhiều khi mang thai có màu xanh như mủ và có mùi hôi, niêm mạc âm đạo hơi đỏ… Đây là điều khiền cho nhiều thai phụ băn khoăn có thai có ra khí hư không, khí hư bất thường so với khi chưa có thai có nguy hiểm không? Câu trả lời là những biểu hiện này là biểu hiện viêm nhiễm do trùng roi khi mang thai cần xử trí sớm và đúng cách.
-Thai phụ đặc biệt nhạy cảm và dễ bị dị ứng với các sản phẩm vệ sinh vùng kín…
Lời khuyên của các bác sĩ là ngay sau khi có các dấu hiệu nói trên, các bà bầu nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa để bác sĩ tìm nguyên nhân và phương pháp hỗ trợ kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai cần được loại bỏ sớm.

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai cần được loại bỏ sớm.

Cách loại bỏ viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai cần được loại bỏ sớm để bệnh không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, loại bỏ viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai cần hết sức cẩn thận. Thai phụ nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa về việc mình đang có thai đồng thời cung cấp tất cả các thông tin về tình trạng sức khỏe phụ khoa của bản thân cho bác sĩ. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.
Thai phụ không được tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Thuốc dùng để hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa cho phụ nữ mang thai chủ yếu là thuốc đặt âm đạo, khi được chỉ định dùng loại thuốc này bạn cần dùng đúng và đủ liều.

Phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Phụ nữ mang thai rất dễ bị các bệnh phụ khoa. Để hạn chế và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai, chị em nên:
– Giữ vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ và đúng cách. Nên dùng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh và tuyệt đối không được thụt rửa sâu âm đạo.
– Thay quần lót thường xuyên. Nếu khí hư ra quá nhiều thì cứ cách 1 -2 giờ thay quần lót 1 lần.

Phụ nữ mang thai nên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu một chỗ vì sẽ càng khiến vùng chậu bị áp lực và khí hư càng tiết ra nhiều.

Phụ nữ mang thai nên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu một chỗ vì sẽ càng khiến vùng chậu bị áp lực và khí hư càng tiết ra nhiều.

– Mặc quần áo, nhất là đồ lót chất liệu cotton hoặc sợi tự nhiên, thông thoáng và thấm hút mồ hôi.
– Uống nhiều nước và bổ sung thêm sữa chua và chất xơ vào khẩu phần ăn hằng ngày.
– Nên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu một chỗ vì sẽ càng khiến vùng chậu bị áp lực và khí hư càng tiết ra nhiều.
Khi có những triệu chứng và biểu hiện của bệnh, thai phụ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng hỗ trợ điều trị kịp thời

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital