Dấu hiệu u tuyến giáp: Nhận biết như thế nào?

Tham vấn bác sĩ

U tuyến giáp là một bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, hơn 90% các u tuyến giáp được phát hiện là tổn thương lành tính và và chỉ 4,0% đến 6,5% là ung thư. Nhận biết sớm các dấu hiệu u tuyến giáp giúp người bệnh chủ động thăm khám, đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình. 

1. U tuyến giáp là gì? Dấu hiệu u tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở vùng cổ trước, ngay trên xương ức. U tuyến giáp hay còn gọi là nhân tuyến giáp. Đây là những nốt/khối đặc hoặc lỏng được hình thành bên trong nhu mô tuyến giáp.

Tuyến giáp có chức năng kiểm soát quá trình trao đổi chất và cách cơ thể sử dụng năng lượng.

Tuyến giáp có chức năng kiểm soát quá trình trao đổi chất và cách cơ thể sử dụng năng lượng.

Hầu hết các u tuyến giáp không nghiêm trọng và không gây ra các triệu chứng nên không dễ phát hiện. Thay vào đó, nó thường được tình cờ phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ qua siêu âm vùng cổ. Nhưng đôi khi một số khối u có kích thước lớn có thể gây ra các dấu hiệu u tuyến giáp.

1.1 Dấu hiệu u tuyến giáp – khối u ở vùng cổ trước có thể nhìn thấy được.

Tuyến giáp sẽ tăng kích thước và trở nên phồng lên, gây ra cảm giác khó chịu ở cổ.

1.2 Khó thở hoặc khàn giọng

Khối u chèn ép vào dây thanh quản quặt ngược gây khàn tiếng, chèn ép vào khí quản hoặc thực quản, gây khó thở hoặc khó nuốt.

1.3 Cường giáp có thể là dấu hiệu u tuyến giáp

Giảm cân không rõ nguyên nhân, tăng tiết mồ hôi, run, lo lắng, nhịp tim nhanh hoặc không đều, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, tiêu chảy và đi tiểu thường xuyên hơn, tăng khẩu vị.

1.4 Suy giáp

Mệt mỏi, tê và ngứa ran ở tay, tăng cân, da và tóc khô, thô ráp, táo bón, trầm cảm, kinh nguyệt ra nhiều và thường xuyên.

2. Nguyên nhân u tuyến giáp

Đến nay, nguyên nhân của u tuyến giáp vẫn chưa được biết rõ, nhưng các yếu tố nguy cơ sau được cho là gây ra bệnh này.

Bức xạ ion hóa: Bức xạ ion hóa là một yếu tố nguy cơ được biết đến đối với cả nhân giáp lành tính và ác tính. Những người bị nhiễm bức xạ ion có thể phát triển các nốt tuyến giáp với tỷ lệ 2% hàng năm. Tỷ lệ bệnh ác tính đã được ghi nhận cao, chiếm từ 20-50% trong số các nốt sờ thấy của các tuyến giáp đã được chiếu xạ trước đó.

Tỷ lệ mắc bệnh u tuyến giáp cao hơn ở những người có tiền sử tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

Tỷ lệ mắc bệnh u tuyến giáp cao hơn ở những người có tiền sử tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

Thiếu hụt chất i-ốt hoặc thừa i-ốt: Thiếu i-ốt hoặc thừa i-ốt trong chế độ ăn uống của bạn đôi khi có thể khiến tuyến giáp phát triển các nhân giáp.

Các yếu tố khác dẫn đến tăng nguy cơ mắc nhân giáp và bướu cổ bao gồm:

– Hút thuốc lá

– Béo phì

– Hội chứng chuyển hóa

– Uống rượu

– Tăng mức độ yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1)

– U xơ tử cung

3. Cách chẩn đoán u tuyến giáp

Đánh giá ban đầu cho bệnh nhân có nhân tuyến giáp bao gồm việc khai thác tiền sử cá nhân và gia đình người bệnh, khám sức khỏe, xét nghiệm hormone tuyến giáp (FT3, FT4), hormone kích thích tuyến giáp (TSH), và siêu âm tuyến giáp để xác định đặc điểm của nhân giáp.

Người bệnh có dấu hiệu u tuyến giáp cần thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán chính xác.

Người bệnh có dấu hiệu u tuyến giáp cần thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán chính xác.

Sau khi siêu âm phát hiện có nhân hoặc u tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định chọc hút tế bào kim nhỏ nhân/u tuyến giáp thường dưới hướng dẫn của siêu âm để tăng độ chính xác cho xét nghiệm tế bào học, xác định bản chất khối u là lành tính hay ác tính để có hướng quản lý và điều trị. Trong một số trường hợp cần xét nghiệm gen di truyền, dấu ấn hóa mô miễn dịch cũng như chụp chiếu đánh giá thêm: siêu âm đàn hồi mô, chụp MRI, CT và FDG-PET/CT.

4. Cách điều trị u tuyến giáp

Xử trí ban đầu của nhân giáp phụ thuộc vào loại tổn thương được tìm thấy, đặc điểm của siêu âm, và nó có chức năng hay không. Kết quả FNA cuối cùng sẽ hướng dẫn điều trị.

Kết quả tế bào học FNA cung cấp 6 phân loại chẩn đoán chính (phân loại Bethesda), tất cả đều chỉ ra cách xử trí tiếp theo khác nhau.

Không chẩn đoán: Nguy cơ ung thư 1-4%.

Lành tính: Nguy cơ ung thư 0-3%.

Tổn thương có ý nghĩa không xác định hoặc tổn thương dạng nang có ý nghĩa không xác định: Nguy cơ ung thư 5-15%.

Tân sinh nang hoặc nghi ngờ tân sinh nang: Nguy cơ ung thư 15-30%.

Nghi ngờ về bệnh ác tính: Nguy cơ ung thư 60-75%.

Ác tính: Nguy cơ ung thư 97-99%.

4.1 Sinh thiết không chẩn đoán (Bethesda I)

Được coi là không đủ về mặt tế bào học. Sự vắng mặt của tế bào ác tính không nên được hiểu là sinh thiết âm tính nếu thu được ít mô nang. FNA thường được lặp lại sau 4 – 6 tuần.

4.2 Bệnh nhân có các nốt lành tính (Bethesda II)

Như khối u lớn, u tuyến keo, bướu cổ dạng nốt và viêm tuyến giáp Hashimoto, thường được theo dõi mà không cần phẫu thuật. Theo dõi định kỳ bằng siêu âm ban đầu từ 12 – 24 tháng. Nếu siêu âm cho thấy những phát hiện đáng ngờ, thì FNA nên được lặp lại trong vòng 12 tháng mặc dù sinh thiết ban đầu lành tính.

4.3 Các nốt có tế bào học không xác định (Bethesda III và IV)

Cách tiếp cận điều trị thay đổi tùy theo thực hành của cơ sở. Một số cơ sở lấy mẫu FNA bổ sung để kiểm tra thêm, trong khi các trung tâm khác lặp lại FNA sau 6-12 tuần.

4.4 Các nốt nằm trong phân loại Bethesda V

Được nghi ngờ là bệnh ác tính, điều trị nên bao gồm phẫu thuật. Bethesda VI bao gồm ung thư thể nhú, ung thư thể tủy, ung thư không biệt hóa và ung thư di căn đến tuyến giáp. Những bệnh nhân này cũng nên được chuyển đi phẫu thuật.

5. Các biện pháp phòng ngừa u tuyến giáp

Đến nay, nguyên nhân gây u tuyến giáp vẫn chưa được xác định rõ ràng nên không có cách nào để phòng ngừa bệnh này. Tuy nhiên, mỗi người có thể cố gắng giảm nguy cơ phát triển chúng bằng cách quản lý các yếu tố rủi ro nhất định.

Ví dụ, nếu mắc bệnh béo phì, hãy cố gắng giảm cân; nếu đang hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc lá; cần đảm bảo đủ i-ốt trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sử dụng biện pháp tránh thai bằng đường uống và/hoặc statin có thể tăng nguy cơ phát triển các nốt tuyến giáp. Vì vậy nên hạn chế dùng loại thuốc này để phòng ngừa nguy cơ phát triển u tuyến giáp.

Hy vọng thông qua các thông tin trong bài viết, bạn đã phần nào hiểu được cách nhận biết dấu hiệu u tuyến giáp. Người bệnh ngay khi phát hiện các triệu chứng cần đến cơ sở y tế thăm khám để có chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Tại Thu Cúc TCI có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm hoàn toàn đáp ứng nhu cầu thăm khám các bệnh lý tuyến giáp. Đặc biệt, bệnh viện hiện triển khai phương pháp đốt sóng cao tần RFA, phương pháp điều trị u tuyến giáp xâm lấn tối thiểu giúp người bệnh đạt được mục tiêu loại bỏ u giáp mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ. Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt lịch khám nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital