11 Dấu hiệu sắp đến ngày kinh nguyệt chị em cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Ngọc Hân

Bác sĩ Sản phụ khoa

Dấu hiệu sắp đến ngày kinh nguyệt là điều mà chị em cần biết và nắm rõ. Điều này sẽ khiến chị em chủ động hơn, tránh gặp phải những bất tiện khi tới ngày nguyệt san.

1. Dấu hiệu sắp đến ngày kinh nguyệt thường gặp

1.1. Đau bụng dưới

Đây được cho là dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt thường gặp của khá nhiều chị em. Mức độ đau bụng dưới ở mỗi chị em là khác nhau, có trường hợp nhiều chị em phải đi cấp cứu vì gặp những cơn đau bụng dưới dữ dội.

Dấu hiệu sắp đến ngày kinh nguyệt là điều mà chị em nào cũng nên nắm rõ

Dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt là điều mà chị em nào cũng nên nắm rõ

Hiện tượng đau bụng dưới thường xảy ra trước ngày xuất hiện kinh nguyệt từ 2-4 ngày. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do sự thiếu hụt Omega của nữ giới trong ngày đèn đỏ.

1.2. Căng tức ngực

Trước kì kinh nguyệt khoảng 1 tuần, chị em sẽ cảm thấy bầu ngực căng tức, sưng và nhạy cảm hơn bình thường. Nhiều chị em còn nhận thấy ngực của mình cứng hơn và lớn hơn về kích thước.
Căng tức ngực là dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.

1.3. Tâm lý bất ổn

Theo nghiên cứu, gần đến chu kỳ nguyệt san, phụ nữ sẽ dễ bị rối loạn cảm xúc, nóng giận, vui vẻ bất chợt. Nhiều chị em còn bị mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi…

Các dấu hiệu sắp đến ngày kinh nguyệt ở chị em có thể khác nhau

Các dấu hiệu kinh nguyệt ở chị em có thể khác nhau

Nếu những triệu chứng này kéo dài, có thể khiến cho chị em mắc bệnh trầm cảm. Vì vậy, nếu có những hiện tượng như trên kéo dài và trầm trọng, chị em nên tới gặp bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

1.4. Bất thường ở làn da

Trước ngày đèn đỏ khoảng 3 – 5 ngày, làn da của chị em sẽ tiết ra nhiều dầu hơn. Việc này khiến cho làn da dễ bị nổi mụn, nhạy cảm, để mẩn ngứa…

1.5. Tăng tiết dịch âm đạo

Dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt mà chị em có thể dễ dàng nhận thấy đó là việc tăng tiết khí hư. Trong những ngày trước kì nguyệt san, chị em thường cảm thấy vùng kín vô cùng ẩm ướt, khó chịu.
Còn nếu khí hư có mùi hôi, màu khác lạ đồng thời chị em cảm thấy ngứa ngáy… thì có thể chị em đã mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

1.6. Đau mỏi lưng

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do cơ thể của chị em sẽ tiết ra một lượng lớn hormone prostalandin trước kỳ kinh nguyệt. Loại hormone này có thể gây ra hiện tượng co tử cung, đau nhức vùng lưng…

1.7. Tăng ham muốn tình dục

Gần đến kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố trong cơ thể chị em có những thay đổi nhất định, điều này khiến cho hầu hết phụ nữ đều nghĩ đến và cảm thấy ham muốn làm “chuyện ấy” nhiều hơn so với mức bình thường.

1.8. Gặp vấn đề tiêu hóa

Đây là hiện tượng không phải chị em nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, cũng có những ghi nhận về việc gần tới ngày kinh nguyệt, chị em có những triệu chứng thèm ăn. Hệ tiêu hóa bị rối loạn như táo bón, tiêu chảy…

Các dấu hiệu sắp đến ngày kinh nguyệt giúp chị em sẵn sàng, chủ động hơn để chào đón ngày đèn đỏ

Các dấu hiệu kinh nguyệt giúp chị em sẵn sàng, chủ động hơn để chào đón ngày đèn đỏ

Hiện tượng này thường chấm dứt ngay khi xuất hiện kinh nguyệt, vì vậy chị em không cần phải quá lo lắng.

1.9. Bị mất ngủ 

Mất ngủ là một trong những dấu hiệu chuẩn bị bước vào kì kinh nguyệt phổ biến (PMS). Theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc tế, khoảng 70% phụ nữ gặp khó khăn trong việc ngủ vào tuần trước khi có kinh.

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ trong giai đoạn này, bao gồm:

– Thay đổi hormone: Trước kỳ kinh, nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm. Điều này gây ra căng thẳng, lo lắng, và khó ngủ.

– Thay đổi tâm trạng: Các triệu chứng PMS như trầm cảm, lo lắng, và cáu gắt cũng có thể làm khó ngủ.

– Thay đổi nhiệt độ cơ thể: Trước kỳ kinh, nhiệt độ cơ thể thường tăng. Điều này gây khó ngủ và không thể ngủ sâu.

– Triệu chứng vật lý: Các triệu chứng vật lý như đau bụng, đau lưng cũng có thể gây ra khó khăn trong việc ngủ.

Đối với những phụ nữ gặp phải PMS, mất ngủ là một vấn đề thường gặp. Hiểu rõ nguyên nhân và tìm hiểu các phương pháp giảm stress, thay đổi lối sống lành mạnh và tạo ra một môi trường ngủ thoải mái có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ trong giai đoạn này.

1.10. “Khó tính” hơn 

Theo nghiên cứu, có tới 75% phụ nữ trải qua những triệu chứng khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), bao gồm tâm trạng không ổn định, cáu gắt và khó chịu.

Chị em có xu hướng khó tính, nhạy cảm hơn khi gần đến ngày "đèn đỏ"

Chị em có xu hướng khó tính, nhạy cảm hơn khi gần đến ngày “đèn đỏ”

Nguyên nhân chính của việc khó tính hơn trước kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen tăng, giúp cải thiện tâm trạng và cảm xúc. Tuy nhiên, trong nửa sau của chu kỳ, nồng độ estrogen giảm, gây ra sự suy giảm của serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng để điều chỉnh tâm trạng. Sự suy giảm này khiến phụ nữ dễ cáu gắt, khó chịu và nhạy cảm hơn.

1.11. Chướng, đau bụng dưới 

Chướng và đau bụng dưới là 2 dấu hiệu thường gặp ở bất kì chị em nào khi sắp đến gần chu kì kinh nguyệt. Những triệu chứng này thường bắt đầu vài ngày trước kỳ kinh và có thể kéo dài trong vài ngày sau khi kinh bắt đầu.

Chướng bụng là cảm giác bụng căng đầy, không thoải mái. Nguyên nhân của chướng bụng trước kỳ kinh là do cơ thể tích tụ chất lỏng. Sự tích tụ này có thể do sự thay đổi hormone, chẳng hạn như tăng hormone progesterone.

Còn đau bụng dưới là cảm giác đau, nhức nhối hoặc co thắt ở vùng bụng dưới. Nguyên nhân của đau bụng dưới trước kỳ kinh là do tử cung co thắt để loại bỏ lớp niêm mạc tử cung.

2. Một số dấu hiệu có kinh khác

Hãy xem xét những triệu chứng khác mà một số phụ nữ có thể gặp phải khi gần đến kỳ kinh nguyệt:

– Đau lưng: Tự cung co thắt có thể gây đau lưng. Đây là một cảm giác khó chịu và đau đớn ở vùng lưng.

– Đau đầu: Thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến cảm giác đau đầu. Đây là một loại đau đầu gắt gao và không thoải mái.

– Khó tiêu: Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây khó tiêu. Bạn có thể trải qua cảm giác ợ nóng, buồn nôn hoặc khó tiêu sau khi ăn.

– Thay đổi thói quen đi tiểu: Thay đổi nội tiết tố có thể làm thay đổi thói quen đi tiểu của bạn. Bạn có thể cảm thấy tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn so với thường lệ.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này khác nhau đối với từng người. Một số phụ nữ có thể không trải qua bất kỳ triệu chứng nào, trong khi những người khác có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Nếu gặp nhiều dấu hiệu bất thường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trước - trong - sau ngày "rụng dâu", chị em nên đến khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn

Nếu gặp nhiều dấu hiệu bất thường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trước – trong – sau ngày “rụng dâu”, chị em nên đến khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn

Trên đây là những dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt mà chị em có thể tham khảo. Ngoài những dấu hiệu ở trên, mỗi chị em có thể có thêm những dấu hiệu nhận biết khác của riêng mình.
Việc xác định được ngày kinh nguyệt của mình cùng với những dấu hiệu trên sẽ giúp chị em chủ động và có sự chuẩn bị sẵn sàng hơn trong việc chào đón ngày đèn đỏ.
Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc TCI để được đặt lịch khám và tư vấn cùng bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital