Kali là một vi chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể thiếu kali cơ thể bạn có thể gặp những vấn đề bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kali để bổ sung kịp thời đúng cách.
Menu xem nhanh:
Vai trò của kali đối với cơ thể
Kali trong máu có nồng độ bình thường là 3,5 – 5 mmol/l. Trong cơ thể, kali giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường, đặc biệt là của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu. Nhiều nghiên cứu những năm gần đây đã làm phong phú thêm vai trò của một chế độ ăn giàu kali đối với cơ thể có tác dụng làm giảm huyết áp, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, hô hấp, giảm bệnh hen phế quản…
Dấu hiệu cơ thể bạn thiếu kali
Co cơ
Hàm lượng kali giảm, chức năng cơ cũng giảm dẫn tới yếu cơ, co thắt và giật. Và nếu không được kiểm soát, nó có thể gây tổn hại cơ, cứng cơ và đau nhức.
Nhịp tim bất thường
Chức năng cơ tim được điều khiển bởi một hệ thống dẫn đặc biệt. Thiếu kali gây cản trở với các cơn co thắt tim khiến nhịp tim trở nên bất thường.
Táo bón và đầy hơi có thể là một dấu hiệu cơ bản của tình trạng thiếu kali. Thiếu kali làm giảm chức năng cơ đường ruột, dẫn đến các vấn đề về dạ dày.
Ngất xỉu và chóng mặt
Thiếu kali dẫn đến mất cân bằng nước và điện giải. Điều này làm cho lượng nước tiểu bài tiết quá nhiều và giảm huyết áp với các triệu chứng như ngất xỉu và chóng mặt.
Thường xuyên đi tiểu
Vì thận không duy trì được cân bằng nước và điện giải do thiếu kali, nó dẫn đến mất nước nhiều hơn, gây tiểu tiện thường xuyên và khát – các triệu chứng phổ biến của hạ kali máu.
Rụng tóc
Thiếu kali gây tích tụ dư thừa natri quanh nang tóc, gây cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tóc. Và do đó, tăng hấp thu kali có thể giúp bạn đối phó với rụng tóc và thúc đẩy tóc phát triển.
Xét nghiệm máu kiểm tra các vi chất trong cơ thể là việc quan trọng cần thực hiện định kỳ thường xuyên giúp bạn bổ sung kịp thời đúng cách tránh những tác hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.