Dấu hiệu chửa ngoài dạ con các biến chứng nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Nhận biết dấu hiệu chửa ngoài dạ con để kịp thời xử lý, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm là điều rất quan trọng. Bài viết sau sẽ cung cấp tới bạn đọc một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết về chửa ngoài dạ con. 

Thông thường dấu hiệu chửa ngoài dạ con đầu tiên là đau hoặc chảy máu âm đạo.

Thông thường dấu hiệu chửa ngoài dạ con đầu tiên là đau hoặc chảy máu âm đạo.

728x90 me-tron-con-vuong
Chửa ngoài dạ con hay chửa ngoài tử cung rất khó chẩn đoán và các dấu hiệu của tình trạng này tương tự như dấu hiệu sớm của thai kỳ bình thường, chẳng hạn như chậm kinh, căng ngực, buồn nôn, mệt mỏi và đi tiểu nhiều.
Thông thường dấu hiệu chửa ngoài dạ con đầu tiên là đau hoặc chảy máu âm đạo. Người bệnh có thể bị đau ở xương chậu, bụng hoặc thậm chí là ở vai hoặc cổ (nếu khối thai đã bị vỡ khiến máu tích tụ và kích thích một số dây thần kinh nhất định). Cơn đau có thể từ nhẹ, âm ỉ đến đau nặng, dữ dội.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như:

  • Chảy máu âm đạo
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu (do thiếu máu)
  • Huyết áp thấp (do mất máu)
  • Đau lưng dưới

Khi có các dấu hiệu nêu trên, chị em cần tới bệnh viện để khám và kiểm tra ngay lập tức. Căn cứ vào tình trạng thực tế, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất. Có 3 phương pháp hỗ trợ điều trị chính cho chửa ngoài dạ con, cụ thể như sau:

  • Theo dõi và chờ đợi: nếu chửa ngoài dạ con được phát hiện sớm (trong vòng 6 tuần) và người bệnh cảm thấy bình thường, không có triệu chứng nào cả thì không cần phải hỗ trợ điều trị y tế, tiến hành theo dõi và chờ đợi. Khoảng một nửa trường hợp chửa ngoài tử cung ngừng phát triển và tự sẩy một cách tự nhiên.
Khi có các dấu hiệu chửa ngoài dạ con, chị em cần tới bệnh viện để khám và kiểm tra ngay lập tức.

Khi có các dấu hiệu chửa ngoài dạ con, chị em cần tới bệnh viện để khám và kiểm tra ngay lập tức.

  • Thuốc: người bệnh sẽ được tiêm một loại thuốc được gọi là methotrexate có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của thai.
  • Phẫu thuật:

Phẫu thuật nội soi: người bệnh được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ loại bỏ khối thai cùng với vòi trứng bị ảnh hưởng.
Mổ hở: được áp dụng khi khối thai đã vỡ, hay khi có quá nhiều máu trong ổ bụng, không thể tiến hành mổ nội soi.
Những phương pháp điều trị thai ngoài tử cung trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital