Dấu hiệu bệnh phình tiền liệt tuyến ở nam giới

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó, buồn tiểu nhiều lần vào ban đêm, nước tiểu thành từng giọt… là dấu hiệu bệnh phình tiền liệt tuyến ở nam giới.
Bệnh phình tiền liệt tuyến là gì?

Tiền liệt tuyến là tuyến thuộc hệ sinh dục nam, có hình hạt dẻ nằm ở chỗ giao nhau giữa cổ bàng quang và miệng trong niệu đạo. Khi tuyến này bị viêm, phù thũng, tăng sinh hay phình to có thể gây tắc niệu đạo và cổ bàng quang.

Nhận biết sớm những dấu hiệu bệnh phình tiền liệt tuyến ở nam giới giúp chúng ta chủ động khám chữa căn bệnh này.

Nhận biết sớm những dấu hiệu bệnh phình tiền liệt tuyến ở nam giới giúp chúng ta chủ động khám và hỗ trợ chữa căn bệnh này.

Bệnh phình tiền liệt tuyến là gì? Phình tiền liệt tuyến là chứng bệnh thường gặp ở nam giới do tình trạng viêm nhiễm mạn tính lâu ngày làm cho các sợi cơ tăng sinh. Người trẻ bị viêm tiền liệt tuyến lâu ngày cũng rất dễ dẫn đến phình tiền liệt tuyến.

Những nam giới dễ bị phình tiền liệt tuyến

Độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là trung niên (từ 50 tuổi) và lão niên. Thống kê cho thấy, có khoảng 60% nam giới từ 60 – 69 tuổi bị phình tiền liệt tuyến. Đàn ông từ 70 tuổi trở lên gần như 100% mắc bệnh này.

Phình tiền liệt tuyến ở nam giới gia tăng theo độ tuổi.

Phình tiền liệt tuyến ở nam giới gia tăng theo độ tuổi.

Dấu hiệu bệnh phình tiền liệt tuyến ở nam giới

Tiền liệt tuyến phình to chèn ép lên niệu đạo và bàng quang sẽ gây hàng loạt các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu gấp, tiểu nhiều vào ban đêm, có cảm giác đau khi đi tiểu, nước tiểu thành giọt. Bệnh thường tiến triển chậm, có xu hướng gia tăng theo độ tuổi (tuổi càng cao bệnh càng nặng).

Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh phình tiền liệt tuyến ở nam giới

Phòng ngừa và trị bệnh phình tiền liệt tuyến ở nam giới chủ yếu là tránh để tiền liệt tuyến bị lạnh bởi đây là một trong những nguyên nhân làm cho tuyến này tăng sinh và phình to.

Không nên dùng các loại thực phẩm có tính kích thích như đồ ăn cay, nóng, rượu bia, thuốc lá.

Tránh lao động quá sức hay ngồi lâu, đứng lâu.

Tránh kích thích lên bàng quang.

Tạo thói quen đại tiện đúng giờ.

Hàng ngày có thể ngâm “vùng kín” trong nước ấm từ một đến hai lần, mỗi lần từ 10 đến 30 phút, sau đó massage tuyến liền liệt để cải thiện tuần hoàn máu.

Trường hợp mắc bệnh phình tiền liệt tuyến nặng, tiểu tiện gặp khó khăn, có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ thường chỉ định hỗ trợ điều trị bằng phẫu thuật.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để biết thông tin chi tiết về bệnh lý này, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital