Đau hàm và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Đau mỏi hàm không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Tự kiểm tra kiến thức của mình về tình trạng đau hàm qua một số câu hỏi ngắn dưới đây.

Đau mỏi hàm không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Đau mỏi hàm không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

1. Nhai kẹo cao su có thể làm giảm đau hàm?
Sai. Nhai kẹo cao su không có tác dụng làm giảm đau hàm mà còn có thể làm tổn thương khớp xương hàm vì mỗi khi nhai cơ hàm sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Tốt nhất khi bị đau xương hàm nên ăn đồ mềm, tránh các loại thức ăn lạnh và cứng.
2. Đau hàm thường xuất phát từ:
A: Khớp thái dương
B: Cơ hàm
C: Dây thần kinh mặt
D: Tất cả các đáp án trên
Đáp án đúng là D. Vấn đề ở các khớp thái dương, cơ, dây thần kinh đều có thể gây đau hàm. Đau hàm trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của rối loạn khớp thái dương hàm. Đau do rối loạn khớp thái dương hàm có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên khuôn mặt. Khớp thái dương được tạo thành xương, cơ, dây chằng, và các đĩa. Đó là một hệ thống phức tạp, cho phép chúng ta nói, nhai, và thậm chí cả ngáp. Do đó nếu bất kỳ phần nào của hệ thống này không hoạt động đúng có thể sẽ gây ra đau, khó chịu.
3. Dấu hiệu của rối loạn khớp thái dương hàm là:
A: Đau hàm
B: Có tiếng kêu lộp cộp khi há ngậm
C: Há miệng hạn chế, không há được lớn
D: Tất cả các đáp án trên

Có tiếng kêu lộp cộp khi há ngậm, đau hàm, không há được miệng là những triệu chứng thường gặp của rối loạn khớp thái dương hàm.

Có tiếng kêu lộp cộp khi há ngậm, đau hàm, không há được miệng là những triệu chứng thường gặp của rối loạn khớp thái dương hàm.

Đáp án đúng là D. Đau hàm là triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn khớp thái dương hàm nhưng người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như có tiếng lộp cộp khi há ngậm, há miệng hạn chế. Đau đầu, cứng cơ hàm, mặt sưng, đau cổ cũng là những triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm.
4. Nguyên nhân chính gây rối loạn thái dương hàm là:
A: Chấn thương ở hàm hoặc khớp
B: Viêm khớp
C: Stress
D: Có nhiều nguyên nhân khác nhau
Đáp án đúng là D. Trong hầu hết các trường hợp bị rối loạn khớp thái dương hàm, không có nguyên nhân rõ ràng. Nó có thể liên quan đến chấn thương hàm, hoặc viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp ở các khớp xương hàm. Stress và nghiến răng cũng có thể ảnh hưởng tới tình trạng đau hàm.
5. Đối tượng nào dễ mắc rối loạn khớp thái dương hàm?
A: Nam giới
B: Nữ giới
Đáp án đúng là B. Phụ nữ có nguy cơ cao bị rối loạn khớp thái dương hàm hơn so với nam giới. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu có mối liên quan nào giữa rối loạn khớp thái dương hàm với các hormone nữ. Bệnh thường gặp nhất ở nữ giới trong độ tuổi từ 20 – 40.
6. Hầu hết bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật để điều trị rối loạn khớp thái dương hàm?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đề nghị thử dùng chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau hàm.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đề nghị thử dùng chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau hàm.

Sai. Phẫu thuật thường là một phương sách cuối cùng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đề nghị thử dùng chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau hoặc sử dụng thiết bị bảo vệ miệng và răng nếu chứng nghiến răng khi ngủ gây tổn thương nhiều cho răng. Nếu các phương pháp này không hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc giãn cơ hay thuốc giảm đau. Nếu vẫn không thuyên giảm, phương pháp điều trị có thể là thuốc tiêm hoặc phẫu thuật.
7. Điều gì có thể làm cho tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm trở nên tồi tệ hơn?
A: Tư thế xấu
B: Hội chứng ống cổ tay
C: Mụn trứng cá
D: Biến dạng ngón chân
Đáp án đúng là A. Tư thế xấu có thể làm căng quai hàm và cơ bắp ở cổ, đặc biệt là khi chúng ta gù lưng hoặc khom người.
8. Bệnh nào sau đây dễ bị nhầm lẫn với rối loạn khớp thái dương hàm?
A: Viêm khớp
B: Vấn đề về xoang
C: Cả hai
D: Không có bệnh nào
Đáp án đúng là C. Có nhiều bệnh, trong đó có vấn đề về xoang, đau răng, viêm nướu gây ra các triệu chứng tương tự như rối loạn khớp thái dương hàm. Đó là lý do tại sao trong quá trình thăm khám, bác sĩ cần kiểm tra kỹ các khớp xương hàm. Người bệnh có thể được yêu cầu há miệng để nghe xem có âm thanh lộp cộp hay không. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp X quang và một số xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh khác.
9. Đau hàm có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim?

Đau hàm có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim ở nữ giới.

Đau hàm có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim ở nữ giới.

Đúng. Đau ngực hoặc khó chịu là dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của một cơn nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên phụ nữ có thể trải nghiệm những triệu chứng khác, , bao gồm đau ở các bộ phận khác của cơ thể như xương hàm hoặc cổ. Buồn nôn, ra mồ hôi và khó thở cũng có thể xuất hiện kèm cơn đau. Nếu phát hiện thấy có những triệu chứng nêu trên, cần nhanh chóng gọi cấp cứu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital