5 cách “vàng” giúp mẹ bầu giảm đau đầu ngực khi mang thai 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đau đầu ngực khi mang thai là một tình trạng mà rất nhiều chị em phải đối mặt trong thai kỳ. Để giúp chị em khắc phục tình trạng trên, bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lưu ý. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Đau đầu ngực khi mang thai biểu hiện thế nào?

Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu sẽ thường cảm thấy căng tức ở hai bầu ngực, đầu ngực đau nhẹ hoặc ấn vào thấy đau nhói.

Trong thời kỳ mang thai mẹ thường cảm thấy căng tức ở bầu ngực, đầu ngực đau nhẹ hoặc ấn vào thấy đau nhói

Trong thời kỳ mang thai mẹ thường cảm thấy căng tức ở bầu ngực, đầu ngực đau nhẹ hoặc ấn vào thấy đau nhói

Triệu chứng đau đầu ngực khi mẹ có thai xuất hiện khá sớm, có người cảm thấy đau từ trong tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Thời gian đau có thể kéo dài đến hết tam cá nguyệt thứ nhất, sang tam cá nguyệt thứ hai giảm dần và lại tăng lên vào tam cá nguyệt thứ ba, từ tam cá nguyệt thứ ba kéo dài cho đến gần ngày dự sinh.

Thông thường, đau đầu ngực khi có thai sẽ không gây ra nguy hiểm gì. Tuy nhiên nếu đau đầu ngực và kèm theo một số dấu hiệu dưới đây, mẹ nên đến bệnh viện để khám vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy thai kỳ đang gặp bất thường.

Nếu mẹ bị đau đầu ngực khi mang thai kèm theo triệu chứng bất thường, mẹ nên đến bệnh viện để khám

Nếu mẹ bị đau đầu ngực khi mang thai kèm theo triệu chứng bất thường, mẹ nên đến bệnh viện để khám

Các biểu hiện bất thường là:

– Đau từ đầu ngực, lan ra toàn ngực kèm theo triệu chứng ho, khó thở.

– Đau lan xuống cả hai cánh tay.

– Đau đầu ngực kèm chóng mặt, đổ mồ hôi.

– Đau đầu ngực kéo dài qua tam cá nguyệt đầu tiên.

– Ngực đau một bên.

– Sốt.

2. Tại sao mẹ bị đau đầu ngực khi có thai?

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số thay đổi, đây chính là những nguyên nhân khiến mẹ gặp phải tình trạng đau đầu ngực. Những thay đổi điển hình có thể kể đến như:

– Do nội tiết tố thay đổi: Khi mang thai hormone estrogen và progesterone được sản xuất nhiều hơn bình thường, đồng thời sự phát triển của các ống dẫn sữa cũng khiến lưu lượng máu tăng, từ đó kích thích tuyến vú của mẹ nở ra gây nên tình trạng đau ngực và đau đầu ngực. Cảm giác đau tức này giống như cảm giác đau tức khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng mức độ nặng hơn.

– Do ngực gia tăng kích thước: Khi mang thai ngực của mẹ sẽ gia tăng về kích thước, điều này làm ảnh hưởng đến các khớp và cơ , từ đó mẹ cảm thấy đau vú và đau quanh đầu vú.

Khi mang thai cơ thể mẹ gia tăng kích thước bầu ngực khiến đầu ngực bị căng tức, khó chịu

Khi mang thai cơ thể mẹ gia tăng kích thước bầu ngực khiến đầu ngực bị căng tức, khó chịu

–  Do căng cơ vú: Khi mang thai các cơ bắp và dây chằng ở vùng ngực trở nên căng, tình trạng này khiến mẹ cảm thấy đau ngực và đau nhũ hoa.

– Thai nhi phát triển: Nguyên nhân này thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ. Thời điểm này thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh về cơ thể và kích thước, kích thước thai nhi lớn sẽ chèn ép các cơ quan trong cơ thể mẹ, bao gồm cả phần ngực do đó mẹ bầu sẽ dễ bị đau đầu nhũ hoa.

– Cơ thể thúc đẩy tuyến vú tạo sữa non: Cơ thể mẹ chuẩn bị để đón bé yêu chào đời bằng việc thúc đẩy tuyến vú tạo sữa non khiến bầu ngực và đầu vú của mẹ nhạy cảm và dễ đau hơn.

3. 5 cách vàng giúp giảm đau đầu ngực khi có thai

Để giảm triệu chứng đau đầu ngực trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số lưu ý trong sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe thai kỳ dưới đây.

3.1. Chọn áo ngực phù hợp

Một trong những lưu ý trong chăm sóc đầu ngực nhằm giảm đau đầu ngực khi có thai là chọn áo ngực phù hợp, tốt nhất mẹ nên tăng kích cỡ áo ngực so với thời kỳ chưa mang thai (tăng thêm 2 cỡ). Đặc biệt, phụ nữ khi mang thai tránh mặc áo ngực có gọng, vì loại áo này có thể gây gò ép ngực của bạn và gây tổn thương các tuyến sữa và gây kích ứng làn da vùng ngực.

3.2. Không mặc áo ngực khi đi ngủ

Khi ngủ mẹ nên cởi bỏ áo ngực để bầu ngực được thoải mái, từ đó giúp giảm đau tức và khó chịu ở ngực.

3.3. Tắm bằng nước ấm

Việc tắm nước ấm khi đứng dưới vòi sen sẽ giúp giảm đau đầu ngực. Phương pháp này vừa giúp cơ thể thư giãn thoải mái hơn, nhiệt độ nước tốt nhất là bằng thân nhiệt hoặc thấp hơn 37 độ C. Nếu dùng nước quá nóng có thể gây hại cho em bé trong bụng của bạn cũng như gây khô rát cho làn da. Ngoài ra, chị em không nên dùng những loại xà phòng hay sữa tắm có hương thơm hoặc các sản phẩm gây kích ứng da.

3.4. Uống nhiều nước

Nhiều nghiên cứu cho rằng, uống nước có tác dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị chứng đau đầu ngực lúc có thai, giảm bớt cảm giác căng đầu ngực khó chịu. Ngoài ra, chế độ ăn hàng ngày của phụ nữ mang thai cần tránh ăn mặn, tránh những thức ăn có chất kích thích, cà phê, trà đặc.

3.5. Làm mát ngực

Chườm lạnh cũng có thể xoa dịu cảm giác đau đầu ngực, bạn có thể làm mát ngực bằng khăn vải ướp lạnh, …Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần đảm bảo khám thai định kỳ và thực hiện đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Trên đây là những thông tin hữu ích về đau đầu ngực khi mang thai, hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn biết cách xử trí khi bị đau đầu ngực. Nếu có nhu cầu thăm khám, tìm hiểu phương pháp giảm triệu chứng khó chịu khi mang thai, bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital