Đau bao tử là đau ở vùng nào? phát hiện sớm triệu chứng

Đau bao tử ngày càng phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dựa vào vị trí đau có thể nhận biết phát hiện sớm triệu chứng của bệnh. Vậy đau bao tử là đau ở vùng nào?

1.Đau bao tử là đau vùng nào?

Tùy từng vị trí đau khác nhau trên vùng bụng sẽ tương ứng với một bệnh lý bao tử khác nhau.

Đau vùng thượng vị

Vị trí đau bao tử này thường gặp trên nhiều bệnh nhân bị bệnh. Đây là vị trí nằm trên rốn và dưới mỏm xương ức. Có người chỉ đau tức, có người đau bỏng rát, có người lại đau âm ỉ. Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên ngực. Cơn đau tăng lên khi ăn các loại thức ăn cay, nóng, chua,… hay uống rượu, các loại đồ uống chứa cồn, chứa gas… Thậm chí khi họ phải làm việc căng thẳng thì cơn đau cũng nặng lên. Người bệnh có thể ợ chua, ợ nóng, nóng rát phần bụng trên…

Đau ở vùng thượng vị có thể là triệu chứng của đau bao tử, viêm loét dạ dày tá tràng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của thoát vị ở vùng thượng vị, viêm tụy hoặc sỏi mật.

Đau vùng thượng vị cảnh báo đau bao tử

Đau vùng thượng vị cảnh báo đau bao tử

Đau phần giữa bụng

Phần bụng giữa tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa nên các triệu chứng đau ở vùng bụng này tương đối khó chẩn đoán vì có thể nhầm lẫn giữa loét bao tử với viêm tụy, đường ruột bị nhiễm trùng, bệnh viêm ruột thừa mới chớm, viêm ở phần hang vị bao tử.

Khi đó bác sĩ thường dựa vào kiểu đau và tần suất đau để chẩn đoán bệnh và phân biệt vị trí đau bao tử này với các bệnh khác.

  • Nếu có cơn đau quặn bụng, có thể kèm theo miệng nôn nôn tháo, chỉ 1, 2 ngày rồi hết ngay thì đó có thể là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
  • Nếu có cơn đau vùng bụng xung quanh rốn rồi lan xuống vùng bụng dưới bên phải, buồn nôn, sốt nhẹ, khi dùng tay ấn vùng đau sẽ thấy đau nhói, cơn đau càng ngày càng nặng thì có thể là dấu hiệu viêm ruột thừa.
  • Nếu cơn đau nhiều vùng giữa bụng, kèm với khó tiêu hóa thức ăn, đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, những cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt, đau dù no hay đói thì rất có khả năng đó là biểu hiện của bệnh bao tử.

Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào những dấu hiệu này để chẩn đoán bệnh, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

2.Khắc phục tình trạng đau bao tử bằng cách nào?

Để khắc phục và đề phòng bệnh đau bao tử một cách hiệu quả thì người bệnh cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán sớm phát hiện chính xác tình trạng đau bao tử và nguyên nhân để định hướng điều trị hiệu quả.

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả

Bên cạnh đó, bạn cần điều chỉnh cho mình thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ, sắp xếp công việc hợp lý.

Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, nên có thời gian nghỉ ngơi, giải tỏa stress, luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ chính là biện pháp hữu hiệu hỗ trợ đề phòng bệnh đau bao tử nói riêng và tất cả các căn bệnh khác nói chung.

Khi bị bệnh dạ dày mà có vi khuẩn Hp dương tính, bạn cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị vi khuẩn Hp của bác sỹ, không tự ý dùng các loại thuốc dân gian hoặc đơn thuốc cũ để điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital