Đặt vòng tránh thai và những lưu ý cần thiết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Phương pháp tránh thai bằng cách đặt vòng giúp chị em chủ động được thời gian mang thai cũng như phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này, vậy trước khi đặt vòng tránh thai chị em cần lưu ý những gì?

1. Khái niệm vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một thanh công cụ nhỏ có hình dạng giống chữ T được đưa vào lòng tử cung và có tác dụng tránh mang thai ngoài ý muốn. Đây là một thủ thuật dễ thao tác, chi phí khiêm tốn và không gây ảnh hưởng sức khỏe nên được rất nhiều chị em lựa chọn.

Đặt vòng là biện pháp phòng ngừa mang thai phổ biến hiện nay

Đặt vòng là biện pháp phòng ngừa mang thai phổ biến hiện nay

Hiện có 2 loại vòng được sử dụng rộng rãi là vòng IUD bằng đồng (hiệu quả từ 5 – 10 năm) và vong IUD chứa nội tiết (hiệu quả từ 3 – 5 năm)

2. Quy trình hoạt động của vòng tránh thai

Bản chất của đặt vòng tránh thai là tạo ra các điều kiện khó khăn, làm cản trở quá trình thụ tinh. Vì vậy, vòng tránh thai được hoạt động với cơ chế như sau:

– Sau khi được đưa vào, vòng tránh thai sẽ chiếm một không gian nhất định trong buồng tử cung, khiến cho trứng đã thụ tinh không có nơi để làm tổ.

– Bề mặt của vòng có chứa các tế bào bạch cầu với chức năng làm cản trở và tiêu diệt phôi làm tổ và đào thải phôi ra khỏi buồng tử cung vào chu kì kinh nguyệt.

– Đối với các vòng tránh thai bằng đồng: Phôi thai sẽ không thể làm tổ trong tử cung do các ion đồng tác động lên enzym và xuyên thủng vào niêm mạc tử cung của phôi thai. Hơn nữa, ion đồng sẽ được phóng thích hàng ngày và làm thay đổi độ kết dính của chất nhầy âm đạo, khiến cho tinh trùng khó di chuyển để gặp trứng.

– Đối với vòng tránh thai chứa hormone nội tiết tố sẽ ngăn chặn hoạt động của nội mạc tử cung và ngăn không cho trứng thụ tinh để làm tổ và phát triển. Bên cạnh đó vòng tránh thai nội tiết cũng làm ức chế quá trình rụng trứng.

3. Việc đặt vòng có những ưu – nhược điểm gì?

3.1 Ưu điểm của việc đặt vòng

– Đây là phương pháp ngừa thai cho hiệu quả đạt tới 97% và tác dụng trong thời gian dài. Đặt vòng là biện pháp tránh thai an toàn đối với các cặp vợ chồng chưa có ý định sinh con hoặc phụ nữ lớn tuổi muốn thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

– Do đây là thủ thuật đơn giản, không dao kéo nên chị em cũng có thể tháo vòng bất kì lúc nào khi có nhu cầu mang thai.

– Chị em vẫn có thể sinh hoạt vợ chồng bình thường mà không cảm thấy có bất tiện gì

– Các mẹ đang cho con bú vẫn có thể sử dụng phương pháp này mà không bị ảnh hưởng đến sữa mẹ cũng như chất lượng sữa mẹ.

Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ

Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ

– Phương pháp đặt vòng tránh thai còn hỗ trợ điều kinh và giảm đau bụng kinh ở mỗi kì kinh nguyệt

3.2 Nhược điểm của đặt vòng tránh thai

– Dù có hiệu quả tránh thai cao tuy nhiên nhiều chị em vẫn có khả năng mang thai ngoài tử cung, mặc dù những trường hợp này xảy ra là rất ít.

– Vòng tránh thai làm tăng tiết dịch âm đạo khiến cho vùng kín ẩm ướt, không được khô thoáng, điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn nấm sinh sôi và phát triển, dễ mắc các bệnh lí như viêm âm đạo hay nhiễm nấm âm đạo.

– Cực kì hiếm nhưng không có nghĩa là không xảy ra đối với trường hợp bị mất vòng. Nguyên nhân là do chị em sử dụng vòng tránh thai ngay sau khi sinh con khiến cho tử cung chưa kịp về lại trạng thái cũ, cùng với sự co bóp của tử cung vào mỗi chu kì kinh dễ làm cho vòng tránh thai bị đẩy ra ngoài.

– Một số hiện tượng như rong kinh, đau lưng, đau bụng dưới có thể xảy ra trong thời gian đầu nhưng sau đó các triệu chứng này sẽ mất dần và không đáng lo ngại

4. Vòng tránh thai nên đặt vào lúc nào là thích hợp nhất?

Thời điểm thích hợp nhất là ngay sau khi chị em sạch kinh và chắc chắn là đang không mang thai.

Với các mẹ sau sinh thường, thời điểm hợp lí là sau sinh 6 tuần và với các mẹ sinh mổ thì tối thiểu là 3 tháng.

Tuy nhiên chị em cần lưu ý, vòng tránh thai sẽ không được chỉ định trong các trường hợp bị rong huyết, rong kinh, số lượng kinh nhiều, đau bụng kinh… hoặc những chị em đang mắc các bệnh lí phụ khoa cấp tính. Phụ nữ mắc các bệnh lí như suy thận, viêm phổi mãn tính, ung thư, nghi ngờ mang thai, các bệnh liên quan đến tim mạch cũng tuyệt đối không được thực hiện phương pháp này.

5. Quy trình thực hiện đặt vòng

Vòng tránh thai là một vật thể lạ và khi được đưa vào cơ thể phụ nữ có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây nên tình trạng viêm nhiễm âm đạo hoặc nặng hơn là nhiễm trùng vùng chậu, viêm dính vòi trứng dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Vì vậy dù đây là thủ thuật đơn giản và nhanh chóng thì chị em cũng không nên chủ quan mà nến tới các cơ sở y tế có đủ điều kiện và chuyên môn để thực hiện phương pháp này.

Với trường hợp đang mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì cần phải điều trị cho khỏi bệnh trước khi sử dụng vòng tránh thai.

Quy trình đặt vòng diễn ra với các bước sau:

– Bước 1: Thăm khám và tư vấn để tìm hiểu kĩ phương pháp và xem có đủ điều kiện để tiến hành không?

– Bước 2: Xác định kích thước tử cung và vị trí đặt vòng để lựa chọn vòng tránh thai thích hợp

– Bước 3: Tiến hành làm sạch và khử trùng âm đạo, giảm nguy cơ gây viêm nhiễm

– Bước 4: Vòng tránh thai được gấp lại và đặt vào trong ống piston có đường kính nhỏ, sau đó ống sẽ được đưa vào cổ tử cung. Từ đây vòng tránh thai sẽ được đẩy vào trong hốc tử cung, sau khi vào vòng sẽ mở rộng và có hình chữ T

– Bước 5: Bác sĩ sẽ rút ống piston ra và cắt sợi dây (nhưng vẫn để thừa khoảng 5cm phía bên ngoài cổ tử cung)

6. Những lưu ý về việc sử dụng vòng tránh thai

– Không phải ai cũng phù hợp với việc phương pháp đặt vòng. Nếu sau khi thực hiện thủ thuật mà gặp các hiện tượng như xuất huyết âm đạo kéo dài, đau âm ỉ vùng bụng dưới, ngứa ngáy, khí hư có mùi hôi… thì tốt nhất nên tái khám và nghe theo tư vấn của bác sĩ.

– Cần hạn chế các vận động mạnh, không thụt rửa âm đạo quá sâu và  không sinh hoạt vợ chồng ít nhất từ 7 – 10 ngày sau khi đặt.

– Tuyệt đối không để vòng tránh thai quá hạn, cần thay mới vòng khi đến hạn để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

– Sau đặt vòng chị em nên duy trì việc khám phụ khoa định kì để kiểm tra vị trí của vòng tránh thai xem đã được đặt đúng chỗ chưa?

– Sử dụng vòng tránh thai mới và có chất lượng tốt. Tốt nhất nên thực hiện việc đặt vòng tại các cơ sở y tế có chuyên môn để tránh các sơ suất trong khi thực hiện thủ thuật.

Việc đặt vòng nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín

Việc đặt vòng nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín

Trung tâm Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là nơi quy tụ đội ngũ giáo sư, bác sĩ sản khoa giỏi chuyên môn với hơn hàng chục năm kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị, kĩ thuật tối tân nhất sẽ tư vấn giúp các cặp vợ chồng biện pháp tránh thai phù hợp, an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống đa khoa Quốc tế Thu Cúc cũng xây dựng các gói khám phụ khoa định kì giúp chị em tầm soát và sớm có các biện pháp điều trị các bệnh lí phụ khoa, cũng như theo dõi sức khỏe sinh sản thường niên.

Để được tư vấn và thăm khám với các bác sĩ sản phụ khoa đầu ngành tại Thu Cúc TCI, các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline tổng đài của bệnh viện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital