Đặt vòng tránh thai và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai quen thuộc đã được nhiều phụ nữ lựa chọn. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được tất cả những kiến thức về vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có những kiến thức cơ bản về phương pháp tránh thai này.

Vòng tránh thai là gì?

Đặt vòng tránh thai và những điều cần biết

Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn

Vòng tránh thai hay dụng cụ tử cung được thiết kế nhỏ, mềm và phù hợp đặt vào tử cung của phụ nữ. Vòng tránh thai đóng vai trò như một vật cản được đặt vào trong buồng tử cung có tác dụng ngăn chặn quá trình thụ tinh và làm tổ của trứng đã được thụ tinh.
Vòng tránh thai có nhiều loại và có nhiều chất liệu, hình dáng (vòng tròn, chữ T, chữ S…) khác nhau. Hiện nay loại vòng có hormone progestagen và vòng có gắn đồng là hai loại vòng phổ biến, hiệu quả cao và được nhiều người lựa chọn. Nếu chị em có nhu cầu đặt vòng tránh thai sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn loại vòng phù hợp.

Ưu điểm của đặt vòng tránh thai

Sở dĩ đặt vòng tránh thai được nhiều phụ nữ lựa chọn là do nó nhiều ưu điểm. Một số ưu điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai như sau:
– Hiệu quả tránh thai cao lên đến 98% và có hiệu quả ngay sau khi đặt vòng.
– Chỉ cần đặt vòng tránh thai 1 lần và cho hiệu quả kéo dài trong nhiều năm (3-15 năm, thậm chí là 10 năm tùy thuộc vào loại vòng). Điều này không chỉ giúp chị em tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm chi phí.
– Cách đặt vòng tránh thai đơn giản, không đau, nhanh chóng và không ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
– Không ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục của cả phụ nữ và người bạn đời.
– Chị em vẫn có thể có thai sau khi tháo vòng do dụng cụ này không làm ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan sinh sản nữ.
– Phù hợp và an toàn đối với phụ nữ cho con bú

Đặt vòng tránh thai và những điều cần biết

Đặt vòng tránh thai có hiệu quả tránh thai cao và mang nhiều ưu điểm khác

Những đối tượng không nên đặt vòng tránh thai

Tuy là phương pháp tránh thai an toàn và mang nhiều ưu điểm nhưng phụ nữ không được đặt vòng một cách bừa bãi. Có một số trường hợp không nên đặt vòng tránh thai để hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Một số trường hợp không nên đặt vòng tránh thai như sau:
– Phụ nữ đang bị viêm nhiễm phụ khoa
– Đã có tiền sử bị viêm vòi trứng, kể cả đã loại bỏ hiệu quả cũng không nên đặt vòng tránh thai.
– Đang nghi ngờ mang thai hoặc có tiền sử chửa ngoài tử cung.
– Tử cung bị dị dạng.
– Phát hiện dị ứng với đồng hoặc chất liệu khác của vòng tránh thai.
Chính vì vậy, trước khi đặt vòng tránh thai, chị em nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và xác định có phù hợp với phương pháp này hay không. Trong trường hợp không thể đặt vòng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp tránh thai hiệu quả hơn.

Quy trình đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là một kỹ thuật đơn giản, để đảm bảo an toàn, quá trình đặt vòng cần được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành và thực hiện theo quy trình dưới đây:
Bước 1: Khám và tư vấn. Bác sĩ giới thiệu về vòng tránh thai, tìm hiểu nhu cầu của người bệnh sau đó thăm khám để chắc chắn rằng chị em đủ điều kiện để đặt vòng tránh thai.
Bước 2: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh vi khuẩn, nấm, vi trùng… có cơ hội xâm nhập vào bên trong vùng kín trong quá trình đặt vòng và gây viêm nhiễm.
Bước 3: Tiến hành đặt vòng tránh thai. Bác sĩ xác định vị trí đặt vòng vào buồng tử cung sao cho phù hợp. Bác sĩ dùng tay đưa vòng tránh thai qua cổ tử cung vào đúng vị trí, cắt bớt sợi dây vòng khoảng 3-4 cm.
Bước 4: Vệ sinh lại vùng kín, siêu âm lại xem vòng đã đúng vị trí chưa sau đó chỉ định thuốc và dặn dò những điều cần lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai.

Đặt vòng tránh thai và những điều cần biết

Trước khi đặt vòng tránh thai nên thăm khám để xác định chính xác có thể đặt vòng hay không

Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai

– Nên đặt vòng tránh thai sau 3,4 ngày kết thúc kinh nguyệt.
– Phụ nữ sau sinh có thể đặt vòng tránh thai sau lần tiên có kinh trở lại và em bé được ít nhất 3 tháng.
– Cần lựa chọn địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, giỏi, nhiều kinh nghiệm để đặt vòng an toàn.
– Sau khi đặt vòng, chị em có hiện tượng ra máu trong 3-5 ngày nên không cần lo lắng. Những ngày đầu sau đặt vòng chị em nên nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng và kiêng quan hệ tình dục. Tuyệt đối không kéo dây vòng mà chỉ kiểm ta xem còn hay không mà thôi.
– Thăm khám ngay khi có hiện tượng: ra máu nhiều, ra máu kéo dài trên 10 ngày, đau bụng dữ dội, buồn nôn, sốt cao… và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital