“Cái răng cái tóc là góc con người” – câu nói này có lẽ đúng ở mọi thời điểm khi mái tóc và nụ cười đẹp luôn chiếm được thiện cảm của người đối diện. Cuộc sống càng hiện đại và phát triển, càng có nhiều phương pháp thẩm mỹ răng ra đời với mong muốn mang đến cho người dùng sự tự tin và nụ cười rạng rỡ. Và một trong số đó chính là phương pháp dán sứ veneer. Tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn liệu dán răng sứ có bền không?
Menu xem nhanh:
1. Dán răng sứ là gì?
Dán răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ răng hiện đại, sử dụng mặt sứ veneer có độ dày 0.3 – 0.5mm, màu sắc tự nhiên như răng thật để gắn vào bề mặt răng. Mục đích của dán sứ chính là để cải thiện thẩm mỹ bằng cách thay đổi màu sắc, kích thước, hình dáng,…. của răng.
2. Ưu điểm của dán răng sứ
Phương pháp dán răng sứ có rất nhiều ưu điểm nổi trội như:
2.1 Có tính thẩm mỹ cao
Việc dán sứ sẽ giúp thay đổi được hình dáng, màu sắc, kích thước của răng, từ đó giúp răng có được màu sắc tự nhiên như răng thật và người dùng có thể hoàn toàn tự tin khi cười.
2.2 Không tác động nhiều đến răng thật
Nếu như với các biện pháp bọc răng sứ, bác sĩ cần phải mài răng khá nhiều nhưng với dán răng sứ thì chỉ mài một lớp rất mỏng, không gây tổn hại đến bề mặt của răng, ít gây ra tình trạng tủy bị chết và hầu như không phải chữa tủy.
2.3 Chức năng ăn nhai không ảnh hưởng
Do chỉ tác động lên bề mặt của răng nên chức năng ăn nhai không bị ảnh hưởng gì, người dùng ăn uống như bình thường tuy nhiên không nên tác động lực quá mạnh gây ảnh hưởng đến hiệu quả của miếng dán sứ.
3. Dán răng sứ có bền không?
3.1 Yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của miếng dán sứ
Để trả lời được thắc mắc “dán răng sứ có bền không”, chúng ta phải xét đến nhiều yếu tố khác nhau như:
– Chất lượng của miếng dán sứ.
– Cơ sở y tế thực hiện dán sứ có uy tín không.
– Tay nghề của đội ngũ bác sĩ thực hiện dán sứ.
– Hệ thống các thiết bị y tế.
– Việc chăm sóc răng miệng đúng cách của người dùng.
3.2 Độ bền của miếng dán sứ
Nếu đảm bảo được tốt những yếu tố trên, miếng dán sứ sẽ có tuổi thọ trung bình từ khoảng 10 – 15 năm. Đây là tuổi thọ khá dài của một phương pháp thẩm mỹ hiện đại nên được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
4. Quy trình dán răng sứ được thực hiện thế nào?
4.1 Thăm khám răng miệng tổng quát
Bác sĩ sẽ thăm khám răng miệng tổng quát để xác định xem bạn có phải đối tượng có thể thực hiện dán răng sứ hay không và xử lý các bệnh lý răng miệng triệt để trước khi thực hiện thẩm mỹ răng.
Các trường hợp có thể dán răng sứ
– Răng có hiện tượng mòn cạnh, chân răng bị ngắn.
– Răng bị sứt mẻ nhẹ.
– Răng bị mọc thưa, giữa các răng có khe hở.
– Răng bị lệch, phát triển không đồng đều và có hình dạng bất thường.
– Răng có hiện tượng ố màu, do dùng kháng sinh, hút thuốc, ăn uống những thực phẩm đậm màu,…
– Đã từng tẩy trắng răng nhưng không có tác dụng.
Trường hợp chống chỉ định dán răng sứ
– Người bệnh bị viêm nha chu.
– Răng bị mọc lệch hoặc gặp tình trạng sai khớp cắn nặng.
– Bị sâu răng hoặc đã từng chữa tủy (răng chết).
4.2 Men răng được mài
Bác sĩ sẽ tiến hành mài một ít men răng ở phía trước và hai bên răng để giúp tạo chỗ dán răng sứ.
4.3 Thực hiện lấy dấu hàm và chọn màu răng tương thích
Bác sĩ sẽ dùng cao su lấy dấu hàm cho bệnh nhân và chọn màu sắc sứ tương đồng nhất với màu răng của bạn để hàm răng trông tự nhiên nhất có thể.
4.4 Tạo hình mô phỏng cho miếng dán sứ
Mẫu cao su lấy dấu sẽ được gửi đến phòng labo để giúp mô phỏng trên phần mềm thiết kế 3D CAD/CAM. Tiến trình này sẽ mất vài ngày nên để đảm bảo tính thẩm mỹ và việc ăn uống của bạn như bình thường, bác sĩ có thể gắn răng tạm thời.
4.5 Dán miếng sứ lên răng thật
Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt thử miếng dán sứ lên răng xem bạn có thấy khó chịu hay bất thường nào không. Nếu kiểm tra thấy ổn định, bệnh nhân sẽ được vệ sinh sạch sẽ răng cũng như khoang miệng sau đó thực hiện dán sứ.
5. Cách giữ độ bền cho miếng dán răng sứ
Ngoài việc chọn cơ sở y tế uy tín, có cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị cao cấp và bác sĩ có chuyên môn cao, việc chăm sóc răng miệng đúng cách cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của răng sứ.
5.1 Chế độ ăn uống
– Tránh uống những đồ uống sẫm màu.
– Hạn chế việc hút thuốc lá.
– Không dùng một hàm quá lâu mà nên nhai đều hai bên.
– Hạn chế ăn những đồ quá ngọt, cứng, dai,…
– Không dùng răng để mở nắp chai, xé bao bì,….
5.2 Cách chăm sóc răng miệng
– Đánh răng thường xuyên và đúng cách, thực hiện đánh trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy và sau 3 bữa ăn.
– Sử dụng những bài chải thân mềm và có kích thước phù hợp.
– Kết hợp dùng thêm các nước súc miệng, chỉ nha khoa, tăm nước…để loại bỏ được tối đa thức ăn thừa trong kẽ răng và trên bề mặt răng.
– Thăm khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng miếng dán sứ nói riêng và tổng quan tình hình răng miệng nói chung, ít nhất 6 tháng/lần.
Thông tin chúng tôi cung cấp ở trên hy vọng sẽ giúp các bạn trả lời được thắc mắc “dán răng sứ có bền không” và cung cấp những kiến thức hữu ích về chủ đề dán răng sứ. Nếu muốn thực hiện phương pháp thẩm mỹ răng này, hãy chọn các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để thực hiện nhé.