Có tim thai sau khi chậm kinh bao lâu?

Tham vấn bác sĩ

Có tim thai sau khi chậm kinh bao lâu là băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Chắc hẳn các mẹ đều rất háo hức để lần đầu nghe được nhịp tim của con. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển hoàn toàn khỏe mạnh. Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.sau trễ kinh bao lâu thì có tim thai

CHẬM KINH BAO NHIÊU TUẦN THAI VÀO TỬ CUNG?

Theo các chuyên gia, sau khi trứng đã gặp được tinh trùng thì sẽ mất khoảng thời gian là 6-9 ngày để làm tổ trong tử cung. Mặc dù vậy, quá trình làm tổ sẽ mất thêm 7-10 ngày để hoàn thành. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của mỗi người mẹ mà quá trình này ở mỗi người sẽ khác nhau. Có nhiều người thì thời gian này là 9 ngày, nhưng cũng có người chậm hơn, khoảng 12-14 ngày, thai mới tiến vào tử cung của mẹ.Vì vậy, nếu sau chậm kinh mà bạn siêu âm chưa thấy thai thì cũng không nên lo lắng quá, mẹ hãy quay lại gặp bác sĩ sau khoảng 1 tuần để nhìn thấy bé nhé.

Có tim thai sau khi chậm kinh bao lâu là băn khoăn của nhiều mẹ bầu.

Thời điểm tim thai xuất hiện là KHI NÀO?

Trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung. Từ ngày thụ thai cho đến ngày thứ 16, phôi thai bắt đầu hình thành thêm 2 mạch máu tạo ống dẫn đến tim. Lúc này, dù tim thai chưa đủ hoàn thiện để co bóp, nhưng là tiền đề để cho phôi thai phát triển mạnh mẽ hơn. Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 7 thai kỳ, tim thai đã dần hoàn thiện. Chỉ sau 1 tháng thụ thai, m bầu hoàn toàn có thể nghe thấy tim thai của thai nhi khi đi siêu âm.sau trễ kinh bao lâu thì có tim thai

Chậm kinh 1 tuần có phải có thai không?

Thông thường, chậm kinh là dấu hiệu đầu tiên nghi ngờ có thai. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu không chắc chắn, đặc biệt là ở những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Ngoài mang thai, cũng có rất nhiều nguyên nhân khác gây chậm kinh như: buồng trứng đa nang, căng thẳng, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp…
Để biết có thai sớm một cách chính xác, chị em phụ nữ có thể thực hiện xét nghiệm beta hCG. Với mức hCG đạt  trên 25IU/lít nước tiểu, điều đó cho thấy bạn đã mang thai.

Quá trình thụ thai diễn ra như THẾ NÀO?

Tinh trùng phải vượt qua “cuộc chiến” cam go để được gặp trứng.

Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, khoảng ngày thứ 12 hoặc 16 của chu kỳ,  trứng sau khi đạt kích thước phù hợp sẽ chín và được phóng thích khỏi buồng trứng. Trứng sẽ đợi một tinh trùng khỏe mạnh nhất trong số 150 triệu con và nó sẽ hợp nhất với tinh trùng để tạo ra một cá thể sống mới.
Trong khi đó, tinh trùng trải qua một cuộc cạnh tranh gay cấn để trở thành tinh trùng đầu tiên xâm nhập vào trứng. Ngay khi tinh trùng đầu tiên về “vạch đích”, nó sẽ xuyên thủng lớp vỏ trứng, khiến cho tinh trùng khác không thể xâm nhập nữa. Từ đây, quá trình thụ thai sẽ diễn ra trong 24h và các thông tin di truyền từ trứng và tinh trùng sẽ tạo ra tế bào mới, sau đó sẽ phân chia nhanh chóng. Nhóm các tế bào này sẽ được đưa xuống ống dẫn trứng và đến khoang tử cung để làm tổ.

Du hiẤU HIỆU THAI ĐÃ VÀO TỬ CUNG RÕ RÀNG NHẤT

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu thai đã vào tử cung mà nhiều mẹ bầu đã trải qua.

Mặc dù thai đã vào tử cung nhưng lúc này bé còn rất rất nhỏ, do vậy thật khó để mẹ nhận ra những dấu hiệu thay đổi. Tuy nhiên, một số mẹ nhạy cảm lại có thể cảm nhận những thay đổi ở cơ thể mình như:

Thân nhiệt tăng nhẹ: Đó là do thai nhi bám vào tử cung sẽ bắt đầu lấy đi chất dinh dưỡng và oxy từ máu của mẹ. Chính điều này đã khiến cơ thể mẹ phải tạo ra nhiều máu hơn, di chuyển với tốc độ nhanh hơn để nuôi thai nhi. Huyết áp của người mẹ cũng do đó mà tăng cao hơn và thân nhiệt sẽ cao hơn người bình thường.

Mệt mỏi: Sự thay đổi nồng độ progesterone và estrogen gia tăng, đồng thời lượng hormone hCG cũng tăng khiến cho cơ thể mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu.

Ra máu âm đạo: Nhiều mẹ chia sẻ xuất hiện dấu hiệu có một vài đốm máu đỏ nhạt hoặc nâu ở đáy quần lót. Điều này là do niêm mạc tử cung khá giàu dưỡng chất và máu, khi thai đã bám vào tử cung thành công có thể gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ.

Ngực thay đổi: Tình trạng ngực căng, đau có thể là dấu hiệu báo thai đã vào tử cung. Dấu hiệu này cũng có thể gặp vào ngày rụng trứng nên dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu bạn có cảm giác này khi trễ kinh từ ngày thứ 7 trở đi, thì rất có thể thai đã vào tử cung.

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai?

Sau quá trình làm tổ, thai nhi phát triển rất nhanh và bắt đầu hình thành các cơ quan như hệ thần kinh, não, tủy sống,… Khoảng ngày thứ 17 sau khi thụ tinh, thai nhi đã hình thành các cơ quan chính như ống dẫn tim. Kích thước của bé lúc này rất nhỏ, chỉ khoảng 2-3mm. Mặc dù vậy, bác sĩ đã có thể quan sát được sự hiện diện của bé trong tử cung mẹ bằng phương pháp siêu âm đầu dò.

Tuy nhiên, rất khó để xác định chính xác ngày trứng và tinh trùng “gặp gỡ”, do vậy, chúng ta phải dựa vào ngày chậm kinh để xác định. Theo các bác sĩ, sau chậm kinh 7 – 14 ngày, mẹ có thể siêu âm để xem thai đã vào tổ hay chưa.

TRỄ KINH BAO LÂU THÌ CÓ TIM THAI?

Sau khi quan hệ tình dục, thông thường, tinh trùng sẽ đi vào cơ thể bạn nữ, tìm trứng để thụ tinh. Trứng được thụ tinh di chuyển vào tử cung làm tổ, quá trình này mất từ 7-8 ngày, có những trường hợp quá trình này lên đến 14 ngày.

Thời điểm thụ thai thường đúng thời kỳ rụng trứng. Khoảng thời gian rụng trứng là giữa chu kỳ kinh nguyệt, trước kỳ kinh từ 14-15 ngày. Thời gian thai vào tử cung là 9-14 ngày tiếp theo. Thai hoàn thành quá trình cấy thai vào tử cung, lúc này nếu bạn nữ sử dụng que thử sẽ cho ra kết quả có thai.

Thời điểm thai hoàn thành quá trình cấy thai vào tử cung, lúc này nếu bạn nữ sử dụng que thử sẽ cho ra kết quả có thai.

Như vậy sau chậm kinh khoảng 14-20 ngày thì có tim thai. Tuy nhiên, khoảng thời gian tính thời điểm rụng trứng, đậu thai và phôi thai có tim thai ở mỗi chị em cũng sẽ khác nhau dựa trên đặc điểm cơ thể từng người, tốt nhất để xác định tim thai, chị em nên đi kiểm tra thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể.

Với hình ảnh trong buồng tử cung cùng với sự hỗ trợ của máy siêu âm sẽ xác định chính xác hình ảnh của thai nhi và nhịp tim của thai.

Chị em sau chậm kinh khoảng 2 tuần nên đi khám thai. Với kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ giúp xác định sớm những bất thường (nếu có trong thai kỳ) và tư vấn những phương pháp bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital