Có thai ngoài tử cung là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Làm mẹ là một hành trình thiêng liêng và cao cả của mỗi một người phụ nữ. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, không phải người mẹ nào cũng đều gặp thuận lợi và may mắn. Một trong những khó khăn mà chị em có thể gặp phải trong thời gian này chính là có thai ngoài tử cung. Vậy khái niệm có thai ngoài tử cung là gì? Dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung là gì? 

1. Khái niệm có thai ngoài tử cung là gì?

Có thai ngoài tử cung là gì là thắc mắc chung của nhiều chị em

Mang thai ngoài tử cung là gì là thắc mắc chung của nhiều chị em

Có thai ngoài tử cung là một trong những tình trạng sản khoa cực kỳ nguy hiểm mà mẹ bầu phải đặc biệt chú ý. Bình thường, bào thai sẽ nằm ở bên trong tử cung của mẹ bầu. Tuy nhiên, với những trường hợp bào thai không nằm ở bên trong tử cung của người phụ nữ mà nằm ở bên ngoài, thì được gọi là có thai ngoài tử cung. Trên thực tế, một số vị trí bào thai ngoài tử cung có thể làm tổ là:

  • Thai làm tổ ở vòi tử cung: đây là một trong những trường hợp chửa ngoài tử cung thường gặp nhất, có thể chiếm đến 95% các ca có thai ngoài tử cung
  • Thai làm tổ ở cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng

Khi mẹ bầu mang thai ngoài tử cung, bào thai sẽ không được buồng tử cung bảo vệ. Do đó, nếu túi thai bị vỡ, máu sẽ chảy ồ ạt vào trong ổ bụng, gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. 

2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng có thai ngoài tử cung là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng có thai ngoài tử cung. Một trong những nguyên nhân chính là do mẹ bị viêm nhiễm vùng chậu, viêm nhiễm vòi trứng, ống dẫn trứng hẹp hoặc bị dị tật, bị u nang buồng trứng hoặc đã từng phá thai,… Ngoài ra, những chị em phụ nữ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thì nguy cơ có thai ngoài tử cung cũng sẽ cao hơn so với người bình thường. Do đó, việc nhận biết những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nó sẽ giúp mẹ bầu kịp thời ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe của chính mình. 

3. Dấu hiệu có thai ngoài tử cung

Những triệu chứng như trễ kinh, buồn nôn, tức ngực, đau bụng không chỉ xuất hiện ở những chị em phụ nữ mang thai bình thường, mà còn là biểu hiện của những mẹ bầu mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, khi có thai ngoài tử cung, chị em sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sau:

3.1. Âm đạo chảy máu bất thường

Nếu chị em thấy mình có triệu chứng trễ kinh và thử que tại nhà lên 2 vạch, nhưng lại phát hiện một chút máu màu hồng dính ở quần lót và hiện tượng này kéo dài nhiều ngày. Có lẽ chị em đã có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. 

3.2. Đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Đau bụng là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Đau bụng là một triệu chứng thường thấy khi mang thai. Tuy nhiên, khi có thai ngoài tử cung, hiện tượng đau bụng này có thể kéo dài, âm ỉ, đôi khi có thể đau dữ dội kèm theo ra máu âm đạo. Thêm vào đó, khi thai ngoài tử cung phát triển càng lớn, mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian.

Khi túi thai vỡ ra, chị em sẽ có cảm giác đau bụng dữ dội, kéo dài liên tục, đau đến toát mồ hôi, lúc này tay chân còn có dấu hiệu bủn rủn, kèm hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thậm chí là ngất xỉu. 

Vì vậy, sau khi thử que tại nhà và thấy 2 vạch, chị em nên đến ngay bệnh viện uy tín để kiểm tra xem bào thai nằm ở bên trong hay bên ngoài tử cung, thai nhi có phát triển tốt hay không,… Đồng thời việc khám thai cũng hỗ trợ bác sĩ có thể phát hiện, tiến hành điều trị kịp thời tình trạng mang thai ngoài tử cung. Bởi lẽ nếu để lâu, bào thai to dần lên, vỡ ra sẽ khiến máu tràn vào ổ bụng của người mẹ, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ.

4. Mang thai ngoài tử cung thử thai có lên 2 vạch hay không?

Để trang bị cho bản thân những kiến thức mang thai tốt nhất, không ít mẹ bầu thắc mắc mang ngoài tử cung thử thai có lên 2 vạch hay không? Chúng tôi xin trả lời như sau: trên thực tế, que thử thai hoạt động dựa vào hàm lượng hormone HCG có trong nước tiểu, chứ không phụ thuộc vào vị trí bào thai làm tổ. 

Vì vậy, khi chị em mang thai, nước tiểu đã chứa hormone HCG. Điều này có nghĩa là chỉ cần có thai, dù là thai làm tổ bên trong hay bên ngoài tử cung thì lúc thử thai, que thử vẫn lên 2 vạch như thường.

Tuy nhiên, với những mẹ bầu mang thai ngoài tử cung, nồng độ hormone HCG sẽ giảm dần. Do đó, những trường hợp này, khi thử thai, chị em sẽ thấy vạch thứ 2 hiện lên mờ hơn so với bình thường.

Đó là lý do tại sao ngay sau khi biết mình mang thai, chị em phải đi siêu âm để xem thai nhi đã làm tổ trong tử cung hay chưa. Nếu tuần thai chưa đủ để vào bên trong tử cung, bác sĩ sẽ hẹn mẹ bầu tới tái khám sau 1 – 2 tuần tới. Trong trường hợp chị em phát hiện những triệu chứng nghi ngờ có thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ can thiệp bằng siêu âm đầu dò qua đường âm đạo để biết được chính xác vị trí của bào thai.

5. Những đối tượng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chị em phụ nữ

Mang thai ngoài tử cung ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chị em phụ nữ

Có thai ngoài tử cung ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chị em phụ nữ. Một số đối tượng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung là:

  • Có tiền sử mang thai ngoài tử cung ở những lần mang thai trước đó
  • Đã từng phẫu thuật vùng bụng, phẫu thuật ống dẫn trứng, vùng chậu trước đó
  • Bị viêm vùng chậu
  • Mắc một số căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Nghiện hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
  • Mang thai quá muộn, khi đã trên 35 tuổi
  • Bị vô sinh, hiếm muộn

Hiện nay, những phương pháp điều trị tình trạng mang thai ngoài tử cung được các bác sĩ áp dụng nhiều nhất là sử dụng thuốc, theo dõi sự thay đổi của thai ngoài tử cung, phẫu thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải trường hợp mang thai ngoài tử cung nào cũng bắt buộc phải phẫu thuật. 

Với những trường hợp phát hiện mang thai ngoài tử cung từ sớm, kích thước bào thai còn nhỏ, chưa bị vỡ, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc để khối thai tự tiêu. Còn trong trường hợp khối thai có kích thước lớn trên 3cm, thì bác sĩ sẽ khuyên chị em nên phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc “Có thai ngoài tử cung là gì?”. Để có thể phát hiện sớm tình trạng này, mẹ bầu nên tới cơ sở y tế uy tín khám thai và siêu âm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital