Trễ kinh bao lâu thì siêu âm sẽ thấy thai? Có thai bao lâu thì siêu âm được là thắc mắc của nhiều chị em. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn nữ có được những thông tin hữu ích.
Menu xem nhanh:
Có thai bao lâu thì siêu âm được?
Bạn nữ cần biết rằng sau khi quan hệ 7-8 ngày, trứng được thụ tinh mới di chuyển đến tử cung, sau đó sẽ diễn ra quá trình phát triển phôi thai. Khoảng thời gian này được tính là tuần thai thứ nhất. Quá trình cấy thai diễn ra trước kỳ kinh dự định của bạn nữ khoảng vài ngày. Sau khi chậm kinh khoảng 7 – 10 ngày, phôi thai lúc này đã trong tử cung và đang làm tổ. Lúc này nếu dùng que thử thai đúng cách, bạn nữ có thể biết được chính xác mình đang mang thai hay không, tuy nhiên, nên đợi thêm vài tuần mới đi siêu âm. Thời điểm tốt nhất cho lần siêu âm đầu tiên là tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của thai kỳ.
Việc siêu âm lần này giúp xác định:
– Bạn có đang mang thai hay không?
– Mẹ đang mang đơn thai hay đa thai.
– Bác sĩ kiểm tra vị trí thai nhi, ở trong tử cung hay nằm ngoài tử cung.
– Xác định tuổi thai, nhịp tim thai nhi. Nếu đi siêu âm tuần thứ 7 mà không thấy tim thai, hãy đợi khoảng 1-2 tuần nữa rồi siêu âm lại.
– Xác định kích thước thai, đánh giá sự tăng trưởng của thai.
– Kiểm tra tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.
Siêu âm thai lần đầu thực hiện như thế nào?
Siêu âm thai lần đầu có thể thực hiện bằng siêu âm bụng và siêu âm đầu dò âm đạo. Trong đó, siêu âm thông qua âm đạo cho kết quả rõ ràng, chính xác hơn. Lúc này một đầu của máy dò âm đạo được đặt trong âm đạo của mẹ, sóng âm truyền qua tử cung và cổ tử cung, thu lại kết quả. Với siêu âm qua bụng, mẹ bầu cần phải uống nhiều nước để bàng quang được đầy. Khi đầy bàng quang mới có thể nâng tử cung lên ra khỏi xương chậu, phôi thai mới có thể nhìn rõ. Trong những tuần tiếp theo, thai nhi đã phát triển lớn hơn tử cung đã mở rộng thì không cần phải chờ bàng quang đầy nước.
Kết quả siêu âm lần đầu tiên thế nào?
Thời điểm lần siêu âm đầu tiên nếu là tuần thứ 7 thai kỳ, mẹ đi siêu âm sẽ thấy cho kết quả như sau:
– Phôi thai được đo từ đỉnh đầu đến đùi tuần này khoảng 5 – 12mm. Trọng lượng trung bình khoảng 1g. Em bé lúc này chỉ như một hạt đậu. Các cấu trúc như đầu, thân thì có thể nhìn rõ.
– Nhịp tim của thai nhi lúc này khoảng 90-110 nhịp/phút sau sẽ dần tăng lên 150 – 160 nhịp/phút ở giai đoạn kế tiếp. Nhịp tim của em bé cao nhịp tim mẹ vì trái tim của thai nhi cần làm việc nhiều hơn để bơm oxy lên não, lên toàn bộ cơ thể, đặc biệt sự tăng trưởng của thai nhi rất nhanh.
3 cột mốc siêu âm thai quan trọng
Ngoài lần siêu âm đầu tiên, có 3 thời điểm cần siêu âm thai mẹ bầu phải nhớ:
– Tuần thứ 12 – 14 thai kỳ: Thời điểm này bác sĩ xác định tuổi thai chính xác nhất, đặc biệt là đo khoảng sáng sau gáy, dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể.
– Tuần thứ 21-24 thai kỳ: Lúc này các cơ quan bên trong thai nhi đều được bác sĩ kiểm tra để đảm bảo thai được phát triển bình thường. Cột sống, hộp sọ, tim, não, phổi, thận, tay và chân… thai nhi lúc này đều có thể nhìn thấy qua siêu âm, bác sĩ lúc này có thể phát hiện được các bất thường về hình thái thai nhi như hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng nội tạng…
– Tuần thứ 30 – 32 thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như ở động mạch, tim, một vùng cấu trúc não… sẽ được phát hiện khi siêu âm thời điểm này. Bác sĩ cũng kiểm tra xem dây rốn của thai nhi đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai không, vị trí nhau thai, tình trạng nước ối.