Có thai ăn mít được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mít là một loại quả nhiệt đới ngon, ngọt và có thể là món khoái khẩu của rất nhiều mẹ bầu. Vậy có thai có ăn mít được không? Hãy cùng tìm hiểu những tác động của quả mít đối với phụ nữ mang thai trong bài viết dưới đây. Có thai ăn mít được không?

1. Giá trị dinh dưỡng của quả mít

Mít được biết đến như một kho báu gồm nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau, tất cả đều ở dạng tốt nhất cho sức khỏe. Chẳng hạn như một cốc mít có khoảng 155 calo nhưng chỉ có 5 calo là đến từ chất béo. Do đó, đây là một lựa chọn rất lành mạnh.

Các loại chất béo bão hòa, cholesterol và muối trong mít có hàm lượng cực kỳ thấp, lại chứa folate, thiamine, niacin, riboflavin, vitamin C và vitamin A nên nó rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra mít còn có một số khoáng chất như mangan, kali, sắt và canxi.

Mít rất giàu chất dinh dưỡng.

Chất sơ có trong mít đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tiêu hóa và việc không có đường khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ. Nhiều chất dinh dưỡng trong mít có xu hướng chống vi khuẩn, chống ung thư và tăng cường sức khỏe nên mít là một phần quan trọng trong y học phương đông.

2. Có thai ăn mít được không?

Mặc dù hầu hết phụ nữ biết được giá trị dinh đưỡng của quả mít nhưng chị em có xu hướng thắc mắc liệu có thai ăn mít được không. Nhiều mẹ bầu, một vài chuyên gia và bác sĩ có thể khuyên chị em hãy tránh xa mít bởi không có bằng chứng để chứng minh công dụng của nó đối với phụ nữ mang thai. Có những nơi còn cho rằng mẹ bầu khi ăn mít có thể gây sảy thai. Tuy nhiên điều này là không có cơ sở, không có bất cứ rủi ro nào nếu mẹ bầu ăn mít với số lượng hợp lý.

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mít được.

3. Lợi ích của mít với phụ nữ mang thai

Trong thực tế, việc ăn mít ở tam cá nguyệt thứ ba hoặc trong các giai đoạn khác có thể mang đến lượng dinh dưỡng và những lợi ích, đáp ứng nhu cầu cơ thể của mẹ bầu ở giai đoạn đó.

Ăn mít giúp hỗ trợ dạ dày.  Việc tiêu thụ mít với số lượng phù hợp giúp giảm bớt các vấn đề về dạ dày, kể cả những vết loét ở niêm mạc và sự nhạy cảm ở dạ dày.

Lợi ích của các khoáng chất khác nhau. Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào các loại khoáng chất trong cơ thể. Mỗi loại khoáng chất chịu trách nhiệm phát triển một yếu tố cốt lõi ở trẻ. Canxi, kẽm, beta-carotene và nhiều chất khác có nhiều trong quả mít nên rất có lợi cho mẹ bầu.

Giảm huyết áp. Bất cứ sự gia tăng huyết áp nào trong thai kỳ cũng đều nguy hiểm cho thai nhi và dẫn đến các biến chứng khác nhau. Ăn mít giúp kiểm soát huyết áp và duy trì sự an toàn cho mẹ và bé.

Mang thai có thể khiến mẹ bầu lười biếng và rơi vào trạng thái thờ ơ bởi lúc này mẹ bị mất đi rất nhiều năng lượng. Mít có thể giúp mẹ khôi phục lại nguồn năng lượng đã mất này.

Mít rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Hàm lượng chất xơ trong mít đủ đáp ứng 10% nhu cầu chất xơ hàng ngày của mẹ bầu. Điều này giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón và tối ưu hóa quá trình tiêu hóa. sinh mổ 8 có thai lại

Chất béo bão hòa và natri không an toàn cho phụ nữ có thai nhưng hàm lượng của chúng trong quả mít lại không đáng kể. Vì vậy, mít là lựa chọn rất tốt đối với mẹ bầu.

Vitamin A, C, folate, săt và nhiều hợp chất khác đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi đưỡng các cơ quan và qua trình phát triển của bé.  Tất cả những chất này đều rất dồi dào trong quả mít.

9 tháng mang bầu có thể khiến các mẹ bị stress, điều này không tốt cho bé. Các thành phần trong quả mít giúp giảm căng thẳng, vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mít trong thai kỳ.

Vitamin C cũng cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch bị suy yếu của mẹ. Mít chứa hàm lượng vitamin lớn, giúp hệ miễn dịch của mẹ ổn định trở lại.

 Hormone của một mẹ bầu hoàn toàn bị đảo lộn dẫn đến tâm trạng thất thường, lo lắng trong thai kỳ. Mít giúp kiểm soát nồng độ hormone và khiến mẹ thoải mái hơn.

4. Tác dụng phụ khi ăn mít trong thai kỳ

Tuy nhiên mít có một vài tác dụng phụ mà mẹ bầu cần lưu ý

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng mit cũng có một vài tác dụng phụ mà các mẹ bầu cần cân nhắc trước khi ăn:

Tránh ăn mít nếu cấy ghép mô là một phần trong quá trình mang thai.

Mặc dù ít đường nhưng nồng độ glucose có thể dao động khi mẹ bầu ăn mít. Vì vậy, những người mắc tiểu đường thì nên tránh ăn loại quả này.

Mít làm tăng tốc độ đông máu. Mặc dù điều này mang lại lợi ích cho hầu hết tất cả mọi người nhưng nếu mẹ bầu mắc bệnh liên quan đến máu thì nên tránh ăn mít để an toàn.

Ăn mít với số lượng lớn có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề bài tiết vì nó giống như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.

Một số phụ nữ có thể bị dị ứng với mít thì nên tránh món này trong thai kỳ, thai sản trọn gói

Tin liên quan

  • Có thai ăn rau muống được không?
  • Có thai ăn bưởi được không?
  • Có thai ăn dứa được không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital