Có cần thiết phải trồng răng nanh không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Ngoài chức năng nhai, răng nanh còn đảm nhiệm chức năng nâng đỡ khuôn mặt, mang lại nụ cười tự tin, thẩm mỹ. Răng nanh bị gãy, rụng hay gặp các vấn đề về răng miệng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như tâm lý mọi người. Do vậy, việc trồng răng nanh là rất cần thiết.

1. Thế nào là răng nanh?

Hàm răng vĩnh viễn ở người trưởng thành bao gồm 32 chiếc và phân bố đều ở cả hai hàm. Mỗi phần tư hàm có một răng cửa, một răng nanh, hai răng hàm nhỏ và ba răng hàm lớn. Theo Liên đoàn Nha khoa Quốc Tế – FDI, răng nanh hay còn được gọi là răng số 3, nằm giữa nhóm răng cửa và răng cối.

Răng nanh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa nhóm răng trước và nhóm răng trong nên có điểm tương đồng và khác biệt so với hai nhóm răng này. Cụ thể, hình dáng răng nanh một phần giống răng cửa, một phần lại giống răng cối. Độ dày của thân răng mỏng hơn so với răng cối nhưng lại dày hơn răng cửa. Mặt nhai của răng nhanh không bằng phẳng, không gờ rãnh mà có độ nhọn và dài. Những chiếc răng mọc ngay ngắn, không quá nhọn hay dài vẫn được gọi là răng nanh.

Răng nanh hay còn được gọi là răng số 3, nằm giữa nhóm răng cửa và răng cối

Răng nanh hay còn được gọi là răng số 3, nằm giữa nhóm răng cửa và răng cối

Răng nanh là răng ổn định nhất trên cung hàm của một người trưởng thành. Chân răng dài, chắc khỏe trong ổ xương răng. Độ nhô khiến cho răng nanh được bảo vệ tốt bằng cơ chế tự làm sạch. Tuy nhiên, khi răng nanh mọc sai lệch hoặc gặp phải một số vấn đề như gãy, rụng, sâu răng, viêm tủy… thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chức năng nhai và thẩm mỹ của mọi người.

Chức năng cơ bản của răng nanh là nhai và xé thức ăn do chúng có thể chịu được lực mạnh khi nhai. Răng có tác dụng hướng dẫn vận động tiếp xúc của hàm dưới sang bên và trước bên như một chiếc “cọc hướng dẫn” cho khớp cắn. Đồng thời, răng nhanh còn được coi là nền tảng của cung răng, góp phần vào quá trình tạo hình, nâng đỡ cơ mặt của con người.

2. Hiểm hoạ khi mất răng nanh

Răng cửa hay răng hàm đều đi theo cặp. Nếu một răng gặp vấn đề, răng khác sẽ tiếp tục hỗ trợ nhiệm vụ nhai, nhá thức ăn hằng ngày. Tuy nhiên, răng nanh lại chỉ đứng một mình và có độ nhô nhất định nên rất dễ gặp phải nhiều vấn đề như gãy, rụng. Ngoài ra, khi không chăm sóc răng miệng đúng cách, răng nanh cũng có thể bị sâu, bị viêm nướu, hỏng tuỷ… như các răng khác trên cung hàm.

Răng nanh bị mất gây ra nhiều ảnh hưởng tới chức năng nhai và thẩm mỹ của khuôn mặt

Răng nanh bị mất gây ra nhiều ảnh hưởng tới chức năng nhai và thẩm mỹ của khuôn mặt

Răng nanh bị mất hoặc mắc các vấn đề bệnh lý sẽ để lại rất nhiều hậu quả nguy hiểm:

– Suy giảm chức năng cắn xé, nhai của hàm: Cắn xé và nhai là nhiệm vụ cơ bản của hàm răng. Nếu răng nanh bị mất, những chiếc răng khác phải đảm nhiệm trọng trách nặng nề hơn. Về lâu về dài, răng cửa và răng cối có thể dễ bị yếu và lung lay. Khi đó, chức năng nhai, cắn xé thức ăn sẽ giảm sút rõ rệt. Nếu tình hình này kéo dài thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người.

– Ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hoá: Dù các răng khác phải làm việc hết công suất thì cũng không thể đảm bảo thức ăn được nhai kỹ. Bởi vậy, khi thức ăn di chuyển đến dạ dày, khiến dạ dày phải co bóp kỹ hơn và khó hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến một số bệnh lý về đường tiêu hoá.

– Tiêu xương hàm: Răng nanh bị khuyết trong thời gian dài sẽ khiến vùng xương tại vị trí bị khuyết thiếu có xu hướng tiêu dần đi. Các răng khác sẽ nghiêng, lệch về phía có khoảng trống trên hàm.

– Gây khó khăn khi phát âm những âm gió như “th” “ph” “s” “x”… Người bị mất răng nanh có thể sẽ khó phát âm tròn vành, rõ chữ.

– Dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng do thức ăn thừa dễ bám vào khoảng trống bị mất. Nếu vệ sinh không đúng cách, có thể sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh như viêm chân răng, viêm nướu, sâu răng…

– Lão hóa sớm: Do vùng da tại vị trí mất răng bị hóp vào, nhăn nheo lại khiến khuôn mặt xuống sắc hơn.

– Mất tự tin trong giao tiếp: Do răng bị mất ở vị trí rất dễ nhìn thấy, khiến mọi người trở nên tự ti khi cười, khi nói chuyện.

3. Phương pháp trồng răng nanh hiện nay

Tác hại của việc mất răng nanh hay răng mắc bệnh lý không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến nụ cười trở nên kém xinh. Bởi vậy, nhiều người đã lựa chọn các phương pháp trồng răng nanh hiện đại để cải thiện chức năng nhai và thẩm mỹ cho khuôn mặt.

3.1. Trồng răng nanh bằng hàm tháo lắp

Hàm tháo lắp là phương pháp phục hình nha khoa được nhiều người lựa chọn khi bị mất răng nanh. Với cấu trúc là nền nhựa mô phỏng nướu răng thật kết hợp răng giả được ép chặt, hàm giả gắn lên bề mặt nướu giúp che lấp vùng răng bị mất. Đây là phương pháp có chi phí phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người. Ngoài ra, do hàm tháo lắp có tính linh động nên bạn dễ dàng thay mới và vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Phương pháp trồng răng nanh bằng hàm giả tháo lắp

Phương pháp trồng răng nanh bằng hàm giả tháo lắp

Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương do chỉ tác dụng ở trên bề mặt nướu chứ không tác động tới hàm.

3.2. Trồng răng nanh bằng cầu răng sứ

Răng thật xung quanh răng nanh cần được mài để có thể gắn dãy răng sứ lên trên nhằm che đi khoảng trống đã mất. Để cố định răng, người ta sử dụng keo dán răng nha khoa. Đây là phương pháp trồng răng nanh cố định phổ biến hiện nay.

Ưu điểm của phương pháp này là chắc chắn và đảm bảo nhai, chắn xé thức ăn cơ bản. Tuy nhiên cũng giống như hàm tháo lắp, cầu răng sứ không tác động tới hàm nên không thể tránh được tình trạng xương hàm bị tiêu. Ngoài ra nếu sử dụng vật liệu kém chất lượng thì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, hôi miệng, ảnh hưởng tới tuỷ răng (do bề mặt đã bị mài)… Giá thành của phương pháp trồng cầu răng sứ cho răng nanh vừa phải, phù hợp với hầu bao của nhiều người.

Phương pháp cầu răng sứ phục hình răng nanh bị mất

Phương pháp trồng răng nanh bằng cầu răng sứ

3.3. Trồng răng cấy ghép Implant

Đây là kỹ thuật phục hình nha khoa hiện đại nhất hiện nay. Cấy ghép Implant đảm bảo khôi phục khả năng cắn xé cũng như thẩm mỹ cho khuôn miệng. Răng nanh bị mất được cấy ghép một trụ implant sâu bên trong xương hàm. Bên trên được gắn khớp nối và răng sứ phục hình. Trụ có chức năng như chân răng nên có thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, xiên xẹo các răng khác.

Cấy ghép Implant giúp khôi phục chức năng nhai và thẩm mỹ của răng nanh

Cấy ghép Implant giúp khôi phục chức năng nhai và thẩm mỹ của răng nanh

Trụ được làm từ titan nên an toàn với khuôn miệng và sức khỏe mọi người. Bởi vậy, phương pháp này được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn khi gặp phải khiếm khuyết ở răng nanh. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp này khá cao nên có thể là vấn đề với nhiều người.

Vì nhiều nguyên do mà răng nanh bị mất hoặc phải nhổ bỏ khiến chức năng nhai bị ảnh hưởng. Cho nên, các chuyên gia khuyến khích bạn trồng răng nanh bổ sung khi không may bị mất. Tuy nhiên, hãy lựa chọn các cơ sở uy tín khi có nhu cầu muốn trồng hoặc thẩm mỹ cho răng nanh để đảm bảo an toàn, thẩm mỹ bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital