Có bao nhiêu phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Bên cạnh những căn bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục của phụ nữ như ung thư vú, ung thư cổ tử cung,… ung thư buồng trứng cũng được xếp vào một trong những bệnh ung thư nguy hiểm mà phụ nữ phải đối mặt. Vậy ung thư buồng trứng là gì và có bao nhiêu phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư buồng trứng là gì?

Như đã nói ở trên, ung thư buồng trứng hiện đang là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng của người phụ nữ. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1200 ca mắc ung thư buồng trứng mới, điều này đã gây nên rất nhiều hệ lụy cho gia đình người mắc bệnh và cả xã hội.

Ung thư buồng trứng được hình thành từ các tế bào bất thường của cả hai bên buồng trứng. Tế bào này có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai buồng trứng, sau đó phát triển thành các khối u ác tính. Các khối u ác tính này nếu không được phát hiện sớm có thể di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể, xâm chiếm và ăn mòn bộ phận đó. 

Tuy nhiên, trong trường hợp các tế bào bất thường phát triển thành khối u lành tính, phương pháp điều trị sẽ đơn giản hơn bằng cách bóc tách khối u hoặc cắt 1 phần cho đến toàn bộ buồng trứng.

Bên cạnh đó, những khối u ác tính lại chia thành các loại khác nhau:

– Ung thư biểu mô tế bào trứng: Đây là loại ung thư phổ biến nhất, các tế bào ung thư xuất hiện trên bề mặt buồng trứng.

– Ung thư tế bào mầm: Loại ung thư này xuất phát từ những tế bào sản sinh ra trứng. 

– Các loại ung thư khác: Ung thư do di căn từ các bệnh ung thư khác.

Ung thư buồng trứng thuộc top 5 những bệnh nguy hiểm ở nữ giới

Ung thư buồng trứng thuộc top 5 những bệnh nguy hiểm ở nữ giới

2. Vì sao cần tầm soát ung thư buồng trứng?

Ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu thường không có những triệu chứng nhất định, nên cách nhanh nhất để phát hiện bệnh là tầm soát ung thư.

Tầm soát ung thư buồng trứng là phương pháp sử dụng những kỹ thuật y khoa để tìm ra các tế bào bất thường có trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, có tới 90% người bị nhiễm ung thư buồng trứng điều trị thành công sau khi phát hiện bệnh sớm, tỉ lệ này sẽ giảm dần tùy theo thời gian phát hiện bệnh. Do đó, phát hiện càng sớm thì tỉ lệ chữa khỏi bệnh càng cao.

Tầm soát ung thư buồng trứng còn là cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh sau này. Trong trường hợp người khám bị mắc ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm thì chi phí cũng như thời gian để chữa bệnh sẽ được rút ngắn đáng kể. Không chỉ vậy, quy trình điều trị cũng đơn giản, dễ dàng cho cả bác sĩ lẫn người bệnh.

3. Có bao nhiêu phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng?

Hiện nay, có 4 phương pháp được áp dụng phổ biến trong tầm soát ung thư buồng trứng đó là:

3.1. Phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng: Xét nghiệm máu

Để kết luận xem người khám có bị ung thư buồng trứng hay không, các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số HE4, CA 125, CA 15-3 và CA 72-4 qua phương thức xét nghiệm máu. Cụ thể như sau:

– Giá trị chẩn đoán của chỉ số HE4 ở những giai đoạn đầu đạt khoảng 50-56%, giai đoạn muộn vào khoảng 75-93%

– Trong khi đó, giá trị chẩn đoán của CA 12-5 ở giai đoạn đầu là 50%, 92% là tỉ lệ chẩn đoán của chỉ số này ở giai đoạn muộn

– Giá trị chẩn đoán của chỉ số CA 15-3  và CA 72-4 chỉ đạt từ 50-71%, tuy nhiên nếu kết hợp 2 loại chỉ số này với nhau sẽ cho ra kết quả với độ chính xác cao.

Xét nghiệm máu là rất cần thiết trong phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng

Xét nghiệm máu là rất cần thiết trong phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng

3.2. Siêu âm

Siêu âm là phương pháp sử dụng máy có sóng âm thanh để mô phỏng lại hình ảnh của buồng trứng. Từ đó giúp phát hiện ra những bất thường như các khối u xuất hiện bên trong buồng trứng. Tuy nhiên, phương pháp này không thể phân biệt được khối u là lành tính hay ác tính. Do đó, để có kết quả chính xác nhất, cần phối hợp nhiều phương pháp tầm soát ung thư với nhau.

3.3. Chụp MRI

Phương pháp này giúp theo dõi hình ảnh buồng trứng ở tất cả các góc. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được mức độ ảnh hưởng của khối u đối với buồng trứng của người khám.

Phương pháp MRI giúp soi toàn bộ buồng trứng nhằm phát hiện điểm bất thường

Phương pháp MRI giúp theo dõi hình ảnh toàn bộ buồng trứng nhằm phát hiện điểm bất thường

3.4. Phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng: Sinh thiết

Sinh thiết là phương pháp soi mẫu mô tế bào dưới kính hiển vi để thấy được sự tăng trưởng của khối u như thế nào, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, những mẫu mô này được lấy bằng cách phẫu thuật. Trong quá trình thực hiện phương pháp này, nếu cần thiết bác sĩ có sử dụng biện pháp sinh thiết tức thì để xác định ung thư buồng trứng. Sau đó sẽ thực hiện cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ buồng trứng nếu phát hiện khối u ác tính trong cơ thể người khám.

4. Những lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng

Để tầm soát ung thư buồng trứng, chị em cần lưu ý:

– Nên thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng sau kỳ kinh ít nhất là 14 ngày.

– Khi đang đặt thuốc hoặc điều trị phụ khoa, chị em nên tránh thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng.

– Tránh quan hệ tình dục từ 1 – 2,5 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư.

– Không dùng chất bôi trơn âm đạo vì chất bôi trơn có thể che khuất những tế bào bất thường. 

Tầm soát ung thư buồng trứng đòi hỏi kiến thức chuyên môn rất cao. Do đó, việc lựa chọn cơ sở uy tín cũng là một trong những lưu ý mà chị em phụ nữ cần quan tâm. Nếu bạn đang tìm một địa chỉ y tế có đủ khả năng để thực hiện những phương pháp trên, hãy đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Không chỉ sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm, TCI còn là một trong top 3 bệnh viện tư tốt nhất Hà Nội. Với đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng như người nhà cùng trang thiết bị hiện đại bậc nhất, TCI tự tin sẽ làm hài lòng mọi khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ tại đây.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành

Trên đây là những thông tin liên quan đến ung thư buồng trứng và các phương pháp giúp phát hiện ung thư buồng trứng. Hy vọng qua bài viết này, chị em phụ nữ sẽ có thêm nhiều kiến thức về tầm soát ung thư và hãy đi tầm soát ung thư buồng trứng ít nhất 1 năm 1 lần bảo vệ sức khỏe bản thân nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital