Sinh mổ hiện là phương pháp được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn, bởi tính an toàn và các mẹ cũng không phải chịu những cơn đau chuyển dạ. Dù vậy, sinh thường mẹ bầu đã phải giữ gìn rất kỹ, sinh mổ mẹ lại càng phải cẩn thận hơn, đặc biệt là việc chăm sóc vết mổ sau sinh. Những gợi ý dưới đây về việc chăm sóc vết mổ sau sinh đến từ các bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Trưởng khoa Sản tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức trong hành trang sinh mổ đón con yêu chào đời.Chuyên gia mách mẹ cách chăm sóc vết mổ đẻ chuẩn nhất
Menu xem nhanh:
1. Cách chăm sóc vết mổ
Theo bác sĩ Hà, sinh mổ luôn cần thời gian phục hồi lâu hơn so với sinh thường, thời gian phục hồi của mỗi mẹ bầu là khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thể trạng của mẹ sau mổ, diễn biến của cuộc mổ có diễn ra bất thường hay không. “Lượng máu mất trong quá trình sinh mổ nhiều hơn so với sinh thường, nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản sau mổ cũng cao hơn. Vì vậy nếu chọn sinh mổ, các mẹ cần phải có chế độ chăm sóc, sinh hoạt hợp lý để sức khỏe mau chóng hồi phục”, bác sĩ Hà cho biết.
Thông tin bài đọc:Nhận biết Dấu hiệu chuyển dạ
Bác sĩ Hà cũng nhấn mạnh, việc chăm sóc vết mổ sau sinh cẩn thận là rất cần thiết: “ Trong tuần đầu tiên, vết mổ cần được bác sĩ, điều dưỡng theo dõi, chăm sóc, vệ sinh hàng ngày. Việc sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hay thuốc giúp co hồi tử cung sẽ tránh được tình trạng nhiễm trùng giúp giảm đau cũng như giúp tử cung co hồi tốt. Các mẹ lưu ý, nếu những cơn đau ở vết mổ vượt quá ngưỡng chịu đựng hãy yêu cầu bác sĩ cho sử dụng thuốc. Không nên cố gắng chịu đau, điều đó sẽ làm các mẹ bị kiệt sức. Sử dụng thuốc giảm đau sau sinh mổ là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa của các mẹ. Hoặc các mẹ có thể sử dụng phương pháp giảm đau gây tê ngoài màng cứng, như vậy trong suốt 72h sau sinh mổ mẹ bầu sẽ không cảm thấy đau đớn”.
Cũng theo bác sĩ Hà, việc vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng, các mẹ có thể lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh. Sau khi tắm xong hãy làm ấm cơ thể trước khi bước ra khỏi phòng tắm. Tuyệt đối không được ngâm cơ thể trong bồn tắm, vì như thế có thể gây nhiễm trùng vết mổ
“Sau khi tắm xong, dùng bông gòn sạch để thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch. Có thể sát trùng vết mổ bằng dung dịch betadin. Không tự ý thoa bất kỳ thuốc hay dung dịch gì lạ khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ”, bác sĩ Hà khuyến cáo.
Tham khảo bài đọc sau: Mổ thai ngoài tử cung nên và không nên ăn gì
2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu sau sinh mổ
Trong những ngày đầu sau mổ, các mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. “Chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo thịt loãng cho đến khi xì-hơi được thì mới bắt đầu bổ sung thêm những thực phẩm khác như sữa và các loại đồ ăn nhẹ khác. Từ ngày thứ 2, trở đi các mẹ có thể ăn uống bình thường, nên bổ sung đạm và các loại thực phẩm giàu canxi, uống nhiều nước để có sữa cho em bé bú”- Bác sĩ Hà cho hay.
Trong thời gian vết mổ lành, các mẹ nên bổ sung các loại vitamin B, C, A, K. Các loại vitamin này giữ vai trò rất lớn trong quá trình tái tạo collagen và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt vitamin K và các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt có tác dụng cầm máu rất tốt và giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết mổ.
Bác sĩ Hà cũng đưa ra lời khuyên cho các mẹ bầu là nên ăn đa dạng các thức ăn giàu dinh dưỡng như đạm đường, chất sắt, rau củ quả nấu chín và tránh một số thức ăn hay gây dị ứng như các loại hải sản… Ăn đa dạng thức ăn không những giúp vết mổ mau lành mà còn giúp cung cấp dồi dào lượng sữa cho bé bú
3. Vận động cơ thể ngay nếu có thể
Khi cảm thấy bớt đau, các mẹ có thể vận động nhẹ với sự giúp đỡ của người thân. Vận động nhẹ khiến nhu động ruột phục hồi tốt và tránh được tình trạng táo bón. Ngoài ra, việc vận động nhẹ cũng giúp phòng ngừa các bệnh như viêm tắc tĩnh mạch, giảm nguy cơ sau phẫu thuật như dính ruột,… đồng thời giúp các chức năng của cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Bác sĩ Hà cho biết: “Vận động sau mổ còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người và cuộc mổ khó hay dễ trước đó. Nếu bạn có cuộc mổ khó khăn mất nhiều máu thì không nên vận động quá sớm. Trong quá trình vận động cơ thể nếu có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường, các mẹ phải ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ rồi mới được tập lại”.
Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp mẹ bầu có hình dung rõ ràng hơn về việc chăm sóc vết mổ sau sinh. Làm mẹ là thiên chức của mỗi người phụ nữ, vậy nên hãy chọn cho mình những gì tốt đẹp nhất để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con nhé.
Đồng cảm với những vất vả của mẹ trong suốt quá trình mang thai, sinh nở đồng thời nâng niu, trân trọng từng khoảnh khắc vượt cạn, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc luôn mong muốn mang đến những điều tuyệt vời nhất cho cả mẹ và bé. Đó chính là lý do Thu Cúc luôn đặt mẹ bầu lên trên hết, để mẹ đi đẻ trong tâm thế thoải mái, để mẹ được nghỉ ngơi cả trước và sau sinh để mẹ không còn ám ảnh về việc đi đẻ.
Nếu mẹ có những băn khoăn gì thì đừng ngần ngại chia sẻ với Thu Cúc qua tổng đài 1900 55 88 92 hoặc đến trực tiếp số 286 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội, các chuyên viên luôn sẵn sàng hỗ trợ mẹ.
Tin liên quan
- Sinh mổ cửa mình có rộng không
- Sinh mổ có cần hơ cửa mình không
- Cách giảm đau khi sinh mổ lần 2
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc