Chụp X quang khi mang thai 12 tuần liệu đã an toàn?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Ngày nay, chụp X quang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình khám chữa bệnh, giúp bác sĩ có thể nhìn thấy những cơ quan trong cơ thể bệnh nhân mà không cần phải trực tiếp mổ. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu việc chụp X quang vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiệm trọng có khả năng ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến chụp X quang với mẹ bầu cũng như giải đáp thắc mắc “Liệu chụp X quang khi mang thai 12 tuần đã an toàn hay chưa?”.

1. Nguy cơ ảnh hưởng của bức xạ tia X – quang với cơ thể

Tia X là một dạng bức xạ, được sử dụng trong quá trình chụp X quang hỗ trợ cho công việc khám chữa bệnh. Tia X nằm trong phổ năng lượng của sóng điện từ nên còn được gọi là sóng điện từ. Sóng vô tuyến, ánh sáng mặt trời, tia cực tím, vi sóng đều thuộc sóng điện từ, tịa X cũng giống như các loại sóng trên nhưng có nguồn năng lượng cao hơn.

Với nguồn năng lượng, mặc dù mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời cho ngành y tế nhưng tia X vẫn tiềm ẩn khả năng gây ra ung thư đối với những trường hợp thường xuyên tiếp xúc. Các chuyên gia y tế nhận định rằng, nếu như người bệnh chụp X quang nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn sẽ khiến cho tia X gây ra những tổn thương cho một số tế bào trong cơ thể và phát triển thành ung thư về sau.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chính phủ Hoa Kỳ đã đưa tia X vào danh sách của chất gây ung thư. Tuy nhiên, theo thống kê mỗi năm ở Mỹ chỉ có 0,4% nguyên nhân ung thư xuất phát từ việc chụp X quang. Theo một nghiên cứu khác cho thấy, khả năng làm gia tăng nguy cơ ung thư của tia X chỉ đạt 0,6-1,8% đối với những người già lớn hơn 75 tuổi. Và hiện nay thì phương pháp này các được các bệnh viện áp dụng nhiều trong các khâu chẩn đoán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ rằng lợi ích của việc chụp X quang mang lại lớn hơn rất nhiều so với những hậu quả tiêu cực tiềm ẩn của chúng.

Ảnh hưởng của tia X với cơ thể

Tia X có khả năng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư đối với cơ thể

2. Ảnh hưởng của tia X đối với phụ nữ đang mang thai

2.1 Mức độ ảnh hưởng của tia X

Mặc dù, khả năng gây ra ung thư của tia X rất thấp tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai vẫn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện. Cơ thể của mẹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng đối với thai nhi lại vô cùng nhạy cảm với các loại bức xạ này, nhất là khi mẹ thực hiện chụp X quang khi mang thai 12 tuần.

Bức xạ do tia X mang lại vượt xa gấp 20 lần so với bức xạ nền của môi trường, nếu tia bức xạ chiếu đến thai nhi sẽ rất dễ bị tổn thương. Những hệ lụy nghiêm trọng mà tia X gây ra cho thai nhi như là: Ảnh hưởng đến quá trình phát triển, có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc tiềm ẩn nguy cơ ung thư sau này. Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ thì mức độ ảnh hưởng của tia X cũng sẽ khác nhau nhự sau:

– Trong 2 tuần đầu thai kỳ: Có thể là chết phôi, nguy cơ sảy thai có thể sảy ra nếu như bác sĩ sử dụng liều lượng lớn hơn 5 rad.

– Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 8: Đây là giai đoạn các cơ quan trong cơ thể bắt đầu quá trình phát triển mạnh mẽ, cho nên nếu như có tia X chiếu vào với liều lượng 20-30 rad thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến một số bộ phận của cơ thể. Từ đó, tăng khả năng dị tật thai nhi và nguy cơ ung thư say này.

– Từ tuần 20 trở đi: Đây có thể được xem là ngưỡng bắt đầu an toàn khi cơ thể của thai nhi đã dần hoàn thiện. Nếu như bệnh lý của mẹ bắt buộc phải chụp X quang để điều trị thì có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ và cân nhắc thực hiện.

Ảnh hưởng của X quang với phụ nữ mang thai

Nếu như chụp X quang trong thời kỳ mang thai sẽ rất dễ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của thai nhi

2.2 Chụp X quang khi mang thai 12 tuần liệu đã an toàn?

12 tuần tuổi là thời điểm mẹ bầu sắp bước qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Em bé lúc này vẫn đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ với kích thước cơ thể nặng gần 15 gram và chiều dài khoảng 5,5 cm. Tuy nhiên, 12 tuần tuổi vẫn đang nằm trong khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, khi mà nguy cơ sảy thai vẫn luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra.

Vì vậy, việc chụp X quang khi thai nhi mới chỉ 12 tuần tuổi vẫn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng và có sự cho phép của bác sĩ sản khoa. Nếu như, bệnh lý của mẹ bắt buộc phải tiến hành thực hiện thì hãy nên mặc áo khoác chì để ngăn cản lại bức xạ của tia X đối với thai nhi.

Chụp X quang khi mang thai 12 tuần

Thai nhi 12 tuần tuổi vẫn là một thời điểm nhạy cảm để chụp X quang

3. Liều lượng sử dụng và vị trí chụp X quang gây ảnh hưởng đến thai nhi

Không phải bất cứ khi nào mẹ bầu chụp X quang cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho thai nhi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như là: liều lượng sử dụng, bộ phận chụp X quang và số lần chụp. Số liệu thống kê dưới đây sẽ cho mẹ hiểu rõ nhất mức độ ảnh hưởng của tia X lên thai nhi như thế nào:

– Phần đầu: ước tính thai nhi hấp thụ 0,004/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad thì mẹ bầu phải chụp X-quang đến 1.250 lần.

– Răng: ước tính thai nhi hấp thụ 0,0001/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần mẹ bầu cần 50.000 lần chụp.

Cột sống cổ: ước tính thai nhi hấp thụ 0,002/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad mẹ bầu cần 2.500 lần chụp.

– Tay, chân: ước tính thai nhi hấp thụ 0,001/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad mẹ bầu cần 5.000 lần chụp.

– Ngực: ước tính thai nhi hấp thụ 0,00007/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad mẹ bầu cần 71.429 lần chụp.

: ước tính thai nhi hấp thụ 0,02/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad mẹ bầu cần 250 lần chụp.

– Vùng bụng: ước tính thai nhi hấp thụ 0,245/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad mẹ bầu cần 20 lần chụp.

– Cột sống: ước tính thai nhi hấp thụ 0,359/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad mẹ bầu cần 13 lần chụp.

– Khung chậu: ước tính thai nhi hấp thụ 0,04/lần chụp. Vì vậy, để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad mẹ bầu cần 125 lần chụp.

Liều lượng bức xạ ảnh hưởng đến thai nhi

Khả năng thai nhi bị ảnh hưởng bởi bức xạ còn phải phụ thuộc vào liều lượng, tuổi thai và tần suất chụp X quang

Có thể thấy rằng, mặc dù chụp X quang vẫn tồn tại những hệ quả nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp vô cùng quan trọng của X quang trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Hy vọng rằng chia sẻ đã giúp bạn hiểu và trả lời được có nên chụp X quang khi mang thai 12 tuần hay không. Nếu như có vấn đề nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital