Có thể phát hiện những bệnh gì khi chụp cộng hưởng từ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Tăng Văn Tuấn

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh
Việc chụp cộng hưởng từ MRI không còn xa lạ với các bậc phụ huynh, đây là ứng dụng giúp chẩn đoán hình ảnh chính xác, ít gây hại, được ứng dụng rộng rãi trong việc phát hiện nhiều bệnh lý. Vậy đối với trẻ nhỏ có thể phát hiện những bệnh lý nào nhờ chụp cộng hưởng từ MRI? Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo dưới bài viết sau.

Những bệnh lý có thể phát hiện sớm khi chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI được đánh giá là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay. Có thể ứng dụng ở nhiều bộ trên cơ thể và phát hiện sự bất thường ở hầu hết các bộ phận, giúp ích cho việc chẩn đoán sớm các bệnh lý.

chụp cộng hưởng từ MRI cho trẻ
Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật tiên tiến nhất giúp chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý như bệnh về não, cơ xương khớp, ung thư, tim mạch, … (ảnh minh họa)

Bệnh lý về não

Chụp sọ não bằng cộng hưởng từ MRI có thể phát hiện các bệnh như:

  • Dị dạng mạch máu não, chảy máu não, tai biến mạch máu não, nhồi máu não
  • U não, dị tật bẩm sinh ở não bộ
  • Chấn thương sọ não, viêm não,…

Bệnh cơ xương khớp

Chụp MRI giúp phát hiện các bệnh lý về cấu trúc xương, gân, cơ, ổ khớp, thoái hóa dây chằng, đĩa đệm, tràn dịch ổ khớp, gãy xương, bong gân, đứt dây chằng, bong gân,…

Phát hiện sớm ung thư

Chụp cộng hưởng từ MRI vùng bụng có thể giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như gan, thận, các bệnh liên quan đến tuyến tụy, lá lách, tuyến thượng thận, bệnh lý vùng tiểu khung. Đặc biệt khi chụp MRI giúp phát hiện các yếu tố liên quan đến ung thư như tuyến tiền liệt, buồng trứng, cổ tử cung.

Chụp MRI tuyến vú còn giúp phát hiện sớm các khối u vú, đánh giá các khối u vú lành tính hay ác tính.

Bệnh về mắt

Chụp MRI có thể chẩn đoán các yếu tố gây tổn thương đến nhãn cầu và dây thần kinh thị giác.

Tim mạch

Chụp MRI còn giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc mạch máu.

Nguyên lý chụp cộng hưởng từ MRI

nguyên lý chụp cộng hưởng từ MRI
Máy MRI sử dụng tần sóng radio và sóng từ trường, không sử dụng tia X như trong chụp X-Quang, quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng và rất đơn giản. (ảnh minh họa)

Chụp cộng hưởng từ MRI dựa trên nguyên lý sử dụng tần sóng radio và sóng từ trường, không sử dụng tia X như trong chụp X-Quang.

Khi chụp cộng hưởng từ nguồn sóng radio sẽ khiến các nguyên tử Hidro trong cơ thể hấp thụ và phát năng lượng RF (tần số vô tuyến). Khi đó máy chụp sẽ thu nhận nguồn năng lượng RF phát ra rồi chuyển hóa chúng thành dữ liệu hình ảnh mà ta có thể quan sát được.

Chụp MRI có khả năng tái tạo hình ảnh 3 chiều, chụp được hầu hết các bộ phận trên và trong cơ thể, có tác dụng trong việc giải phẫu và chẩn đoán hình ảnh.

Quá trình chụp MRI vô cùng đơn giản, người bệnh chỉ việc nằm yên trên bàn máy và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian chụp rất nhanh chóng chỉ khoảng 10-20 phút. Không gây tiếng ồn hay độc hại gì nên người bệnh không cần lo lắng, sợ hãi. Bạn không nên cử động hay ngọ ngoạy trong quá trình chụp MRI vì điều này có thể khiến hình ảnh bị mờ, không rõ nét, giúp cho việc chẩn đoán kém chính xác.

Lưu ý gì khi chụp MRI cho trẻ em

chụp MRI cho trẻ bao nhiêu tiền
Chụp MRI không gây hại cho trẻ nhưng bé cần nằm yên để kết quả có độ chính xác cao. Tùy thuộc vào độ tuổi, tâm lý, sức khỏe của trẻ, bác sĩ có thể thực hiện gây mê cho con để kết quả chụp MRI được chính xác nhất. (ảnh minh họa)

Đối với trẻ nhỏ sau khi được các bác sĩ Nhi khoa chỉ định cho trẻ chụp MRI, tùy vào độ tuổi và mức độ hợp tác của các bé mà có thể chỉ định gây mê khi chụp MRI cho con.

Tất cả các bé có chỉ định gây mê khi chụp MRI đều được bác sĩ gây mê khám tiền mê theo đúng quy trình. Sau khi khám tiền mê cho trẻ sẽ đánh giá các nguy cơ, lợi ích khi an thần cho trẻ, báo cho bố mẹ bé biết các tai biến có thể xảy ra, hướng dẫn bố mẹ cách chuẩn bị cho trẻ trước khi được an thần để tránh các nguy cơ. Nếu đồng ý, bố mẹ sẽ ký vào phiếu cam kết. Tuy nhiên không phải bé nào cũng cần gây mê khi chụp MRI, điều này sẽ được các bác sĩ cân nhắc và tư vấn hướng xử lý cho các bậc phụ huynh.

Trẻ nhỏ thường hiếu động, không thích nằm yên một chỗ nên có thể gây khó khăn trong quá trình chụp MRI. Vì vậy phụ huynh nên khuyên bé nằm yên và nghe theo chỉ định của bác sĩ để giúp cho kết quả chẩn đoán được chính xác nhất.

Lý do bạn nên chụp cộng hưởng từ MRI

  • Không bị ảnh hưởng bởi tia bức xạ (tia X) như chụp X-Quang.
  • Cho hình ảnh đa chiều, rõ nét, chất lượng cao giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý.
  • Phát hiện và tầm soát các khối u ngay trong giai đoạn đầu, kể cả khi chưa có triệu chứng gì, không gây đau đớn.
  • Chẩn đoán được các bất thường trong xương và mạch máu mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũ không làm được.
  • Thời gian chụp nhanh chóng khoảng 10-20 phút, hạn chế tiếng ồn.

Những ai không nên chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp MRI thường không được chỉ định với các bệnh nhân mắc các vấn đề tâm lý như hội chứng sợ không gian kín, người mắc các bệnh về thần kinh như tâm thần, động kinh,…  Vì điều này có thể gây cản trở trong quá trình chụp, người bệnh sợ hãi, lo lắng, cử động sẽ gây khó khăn trong khi chụp và cho kết quả kém chính xác.

Những người có điều kiện kinh tế khó khăn cần cân nhắc việc chụp MRI khi thực sự cần thiết vì giá chụp cộng hưởng từ MRI cao hơn khá nhiều so với chụp MSCT, chụp X-quang. Ở một số khía cạnh chụp MRI không thể ưu việt bằng chụp CT hoặc X-quang, do đó không phải trường hợp nào cũng chụp MRI mà nên theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital