Chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng “tiêu chuẩn vàng”

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Trần Hoàng Tùng

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng, được đánh giá là phương pháp có giá trị tốt nhất hiện nay trong việc tạo ảnh cột sống, tủy sống vì cho hình ảnh rõ nét, giúp các bác sĩ chẩn đoán và phát hiện được nhiều bệnh lý cột sống.

1. Những điều bạn nên biết về cột sống thắt lưng

1.1 Cột sống thắt lưng là gì? 

cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng là một trong 5 đoạn cột sống của con người.

Cơ thể con người gồm khoảng 32-34 đốt cột sống được phân thành 5 đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực, đoạn thắt lưng, đoạn cùng, đoạn cụt. 

Cột sống thắt lưng là một đoạn trong 5 đoạn của cột sống. Gồm 5 đốt sống được ký hiệu từ L1 đến L5. Vị trí nằm giữa lồng xương sườn và xương chậu (vùng thắt lưng). Mỗi đốt gồm: thân đốt, cung đốt, các mỏm và lỗ đốt sống. 

1.2 Đặc điểm của đốt sống thắt lưng

  • Thân đốt lớn, rộng bề ngang.
  • Lỗ đốt sống thắt lưng rộng hơn đốt sống ngực và nhỏ hơn đốt sống c
  • Cuống ngắn, có đường kính lớ
  • Mỏm ngang mỏng hẹp, dài và mỏng, có chiều dài tăng từ đốt L1 đến L3 sau đó ngắn dần.
  • Mỏm phụ có ở một số đốt sống lưng, chỗ mỏm ngang dính vào cung đốt sống.
  • Mỏm khớp trên dẹt, mỏm khớp dưới lồi, mỏm gai hướng ra phía sau.

1.3 Chức năng cột sống thắt lưng

Chống đỡ sức nặng của toàn cơ thể và di chuyển linh động hơn. 

Giúp bảo vệ tủy sống (tủy sống là bộ phận quan trọng của hệ thần kinh trung ương chi phối các hoạt động của con người).

Liên kết với các xương sườn tạo thành một bộ khung vững chắc bảo vệ các cơ quan nội tạng trong cơ thể. 

1.4 Bệnh hay gặp ở cột sống thắt lưng

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng

2. Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng

Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cột sống thắt lưng không xâm lấn, sử dụng năng lượng từ trường (không sử dụng tia X như chụp X quang), cho hình ảnh rõ nét, độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu bệnh tốt, khả năng tái tạo hình ảnh 3D, giúp phát hiện chính xác các tổn thương, hình thái, cấu trúc các đốt cột sống thắt lưng. 

So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp vi tính CT, chụp X quang thì chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng được đánh giá là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, có giá trị tốt nhất trong việc tạo ảnh cột sống, tủy sống. 

Các hình ảnh được chụp cộng hưởng từ MRI phản ánh rõ nét về ống sống, đĩa đệm, tủy và ống tủy, rễ thần kinh, hệ thống các dây chằng. Vì vậy chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng được chỉ định để chẩn đoán nhiều bệnh lý ở cột sống, đặc biệt là các bệnh thoát vị đĩa đệm, u tủy và nhiều bệnh lý khác ở cột sống. Được đánh giá là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, loại trừ các tổn thương bên trong tủy sống, an toàn, không gây độc hại cho người bệnh. 

Hình minh họa chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng

Hình minh họa chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng

2.1 Chụp X quang thường quy

Chụp X quang cột sống thắt lưng thường quy ở tư thế thẳng và nghiêng thường phải tiêm thuốc cản quang, chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh của cột sống (lệch, vẹo, giảm chiều cao, giảm ưỡn cột sống). Đĩa đệm là tổ chức không cản quang nên khi chụp X quang sẽ không thấy được hình ảnh trực tiếp, chỉ có thể đánh giá thông qua khe đốt sống, các đốt sống kế cận và đường cong cột sống nên độ chính xác không cao. 

2.2 Chụp cắt lớp vi tính CT

Có giá trị trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm có thoái hóa xương như vôi hóa dây chằng dọc sau, dây chằng vàng và mỏ xương. Hạn chế của chụp CT là khó đánh giá cấu trúc đĩa đệm và mức độ thoát vị. 

2.3 Chụp bao rễ thần kinh

Sử dụng thuốc cản quang bơm vào khoang dưới nhện của tủy sống. Chụp phim với hai tư thế thẳng, nghiêng và chếch ¾ phải, trái.

Tuy nhiên chụp bao rễ thần kinh khó phân biệt được cột sống thắt lưng bị chèn ép bởi do những nguyên nhân nào. Với sự ra đời của chụp cộng hưởng từ MRI các phương pháp chụp bao rễ thần kinh ít được sử dụng. 

3. Quá trình chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng

3.1 Chuẩn bị trước khi chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng

  • Bạn sẽ được thay trang phục dành cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ MRI. Cởi bỏ các đồ dùng, vật trang sức bằng kim loại trên người. Khai báo với bác sĩ nếu trong cơ thể bạn có các thiết bị bằng kim loại như: cấy ốc tai, kim loại đặt trong các mạch máu, máy khử rung tim hoặc máy tạo nhịp tim, có đạn hoặc mảnh đạn trong cơ thể, niềng răng bằng kim loại,… Bạn không bắt buộc phải nhịn ăn khi chụp.
  • Nếu phải tiêm thuốc đối quang từ, hãy khai báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết, các bệnh lý về thận.
  • Trẻ nhỏ có thể cân nhắc sử dụng thuốc an thần hoặc gây mê để quá trình chụp MRI được diễn ra an toàn và thuận lợi. 

3.2 Quá trình chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng

Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm đúng tư thế: nằm ngửa, hai tay xuôi, hai chân duỗi thẳng, đầu đặt cố định lên bàn chụp, vùng cột sống chỉnh sao cho vào giữa chỗ bàn chụp, đeo tai nghe để hạn chế tiếng ồn, nằm nguyên ở tư thế cố định không dịch chuyển vì dịch chuyển có thể khiến kết quả không chính xác, nhắm mắt và thở đều, giữ tâm trạng thoải mái. 

Bác sĩ sẽ bắt đầu điều chỉnh máy và chụp. Khoảng thời gian chụp cộng hưởng từ MRI cột sống thắt lưng khoảng 10-15 phút. Sau đó người bệnh có thể hoạt động bình thường mà không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì cả. 

4. Những dấu hiệu nên chụp MRI cột sống thắt lưng

đau thắt lưng có nên chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng không?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng gây đau cột sống thắt lưng.

  • Đau bất thường ở cột sống, diễn ra đột ngột hoặc kéo dài.
  • Đau thắt lưng lan xuống chân.
  • Cử động vùng lưng khó khăn, khó cúi gập hay xoay người.
  • Sau chấn thương, cột sống thắt lưng bị tác động mạnh.
  • Bất thường trên phim chụp X quang cột sống thắt lưng.

Nếu có những dấu hiệu này bạn nên đi thăm khám với bác sĩ để được kiểm tra và có chỉ định chụp MRI cột sống thắt lưng khi cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn chẩn đoán đúng bệnh lý vùng cột sống và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital