Chụp cộng hưởng từ mất bao lâu? Những yếu tố tác động là gì?

Chụp cộng hưởng từ là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, được rất nhiều bệnh viện ứng dụng trong chẩn đoán đa bệnh với nhiều đối tượng khác nhau. Vậy chụp cộng hưởng từ mất bao lâu? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian chụp cộng hưởng từ? Cùng TCI tìm hiểu trong bài viết dưới.

1. Tìm hiểu về chụp cộng hưởng từ

1.1. Định nghĩa

Chụp cộng hưởng từ hay MRI là kĩ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh trong y khoa. Kĩ thuật này sử dụng từ trường và sóng radio để tác động đến các mô trong cơ thể và tạo ra sự phóng thích năng lượng. Những năng lượng này được thu lại, xử lý và dựng thành hình ảnh hiển thị trên màn hình.

Đặc biệt, những hình ảnh thu được từ quá trình chụp cộng hưởng từ đều là hình ảnh đa mặt phẳng với độ tương phản và phân giải cao, hình ảnh sắc nét và chi tiết. Do đó, việc tạo hình 3D trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết.

chụp cộng hưởng từ mất bao lâu

Kết quả chụp cộng hưởng từ là những hình ảnh sắc nét, rõ ràng về cấu trúc trong cơ thể.

1.2. Ưu, nhược điểm

Những ưu điểm nổi bật của MRI bao gồm:

– Đây là kĩ thuật an toàn, không xâm lấn và gây nguy hiểm cho cơ thể, sức khỏe

– Cung cấp hình ảnh đa chiều của một khu vực mà không cần bệnh nhân di chuyển

– Hình ảnh chất lượng cao, chi tiết, rõ nét, có thể dựng 3D

– Có thể được chỉ định khảo sát nhiều bộ phận trên cơ thể. Đặc biệt hữu dụng trong khảo sát mạch máu

– Ứng dụng với đa dạng đối tượng bệnh nhân

– Không sử dụng tia bức xạ, bệnh nhân không cần lo lắng nguy cơ phơi nhiễm

Tuy nhiên, MRI vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

– Bệnh nhân cần bất động tuyệt đối trong khi chụp

– Thời gian chụp MRI khá lâu, không phù hợp trong các trường hợp cấp cứu

– Quá trình chụp có thể tạo ra tiếng ồn khá lớn

– Chi phí chụp MRI khá cao và đòi hỏi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm

2. Chụp cộng hưởng từ mất bao lâu? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian chụp?

2.1. Giải đáp: Chụp cộng hưởng từ mất bao lâu?

Nhìn chung, thời gian chụp cộng hưởng từ kéo dài bao lâu tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và bộ phận cần khảo sát. Bạn có thể tham khảo qua thời gian chụp trung bình của từng bộ phận như sau:

– Sọ não, mạch não: 10-15 phút

– Cột sống: 10-15 phút

– Ổ bụng: 20 – 25 phút

– Tiểu khung: 20 phút

– Khớp: 15 phút

– Toàn thân: 50 – 60 phút

Quá trình chẩn đoán bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian chụp cộng hưởng từ. Đối với những trường hợp bệnh lý phức tạp như chẩn đoán ung thư, phân biệt u lành hay ác, phát hiện thêm tổn thương trong quá trình chụp,… thì bác sĩ cần hội chẩn trực tiếp, đưa ra chẩn đoán ngay khi chụp và chỉ định chụp thêm, đưa ra các chỉ định kĩ thật nhằm đưa ra kết luận bệnh chính xác nhất. Do đó, thời gian chụp có thể kéo dài hơn so với dự tính ban đầu.

Ngoài ra, sự hợp tác của bạn cũng có ảnh hưởng nhất định đến tổng thời gian chụp chiếu. Cơ chế tạo ảnh cộng hưởng từ khác hoàn toàn so với chụp x-quang hay CT. Trong quá trình chụp, bạn cần tuyệt đối nằm im, không cử động bộ phận cần khảo sát và phải hít thở theo nhịp phù hợp thì hình ảnh thu được mới đạt chất lượng tốt nhất. Chỉ một cử động nhỏ nhất cũng có thể làm nhiễu ảnh, gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình quan sát tìm kiếm tổn thương. Khi đó, bạn sẽ phải chụp lại và mất thêm nhiều thời gian hơn. Thông thường trước khi bắt đầu chụp, kĩ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách nằm cũng như hít thở. Tuân thủ theo đúng những hướng dẫn này thì thời gian chụp MRI cũng như chất lượng hình ảnh sẽ được đảm bảo.

Đối với những trường hợp có sự can thiệp của thuốc cản quang, thời gian chụp có thể kéo dài thêm 10 – 15 phút.

Thời gian nhận kết quả cũng phụ thuộc vào những yếu tố kể trên. Thông thường kết quả có từ 30 phút đến vài tiếng sau khi chụp. Bác sĩ sẽ đọc kết quả, chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Bạn có thể yên tâm là thời gian chờ kết quả MRI sẽ không quá lâu.

chụp cộng hưởng từ mất bao lâu

Thời gian chụp MRI phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân cũng như khu vực cần khảo sát.

2.2. Sau khi biết chụp cộng hưởng từ mất bao lâu, hãy nắm rõ một số lưu ý trước khi chụp

Ngoài những nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian chụp MRI kể trên, vẫn còn một vài yếu tố có thể khiến thời gian chụp MRI của bạn chậm trễ hoặc không thể tiến hành. Chính vì vậy, hãy lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo quá trình chụp của bạn:

– Hãy chắc chắn rằng bạn không cấy ghép các thiết bị ngoại vi có khả năng nhiễm từ như van tim nhân tạo, máy trợ thính, máy tạo nhịp tim, khớp nhân tạo,… Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn của bạn. Nói một cách dễ hiểu, máy MRI là một cục an châm khổng lồ với từ trường cực lớn, có khả năng hút chặt các vật dụng kim loại và làm hỏng đồ điện tử.

– Nếu bạn mắc hội chứng sợ không gian kín thì bạn không nên chụp cộng hưởng từ bởi máy MRI cũng là một không gian kín. Trong trường hợp bắt buộc, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để tìm hướng giải quyết.

– Tháo bỏ toàn bộ các vật dụng kim loại như trang sức, đồng hồ, chìa khóa, kẹp tóc,…

– Mặc trang phục thoải mái, dễ vận động.

– Đi vệ sinh trước khi nằm vào máy chụp MRI.

– Không nên ăn quá no trước khi chụp MRI để giúp cơ thể thoải mái vì đa số các tư thế chụp là nằm ngửa. Ngoài ra nếu cần tiêm thuốc, ăn no cũng là yếu tố gây nguy hiểm bởi một trong số những tác dụng phụ của thuốc cản quang là nôn và buồn nôn. Thức ăn trong dạ dày có thể trào ngược lên khí quản khi bạn đang nằm có thể gây nguy hiểm.

Có thể nói, chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp tân tiến, hiện đại, cung cấp những hình ảnh chân thực và rõ nét nhất về cấu trúc bên trong cơ thể bạn. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị nhanh chóng và chính xác. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những bệnh viện lớn tại Hà Nội được đang bị hệ thống máy cộng hưởng từ hiện đại, cùng với đội ngũ y bác sĩ, kĩ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, đảm bảo có thể thực hiện hầu hết các kĩ thuật chụp cộng hưởng từ một cách chính xác, an toàn và nhanh chóng, đem đến cho người bệnh trải nghiệm chu đáo và an tâm nhất.

chụp cộng hưởng từ mất bao lâu

Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ y tế được hàng triệu người dân tin tưởng lựa chọn.

Hi vọng những thông tin đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về thời gian chụp cộng hưởng từ cũng như bỏ túi được một địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital