Chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử trí

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng bình thường nhưng lại gây ra không ít rắc rối và cả những lo lắng cho mẹ bầu. Nguyên nhân của triệu chứng này là gì? Có cách nào để xoa dịu hay hạn chế những cơn đau chuột rút không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp được các thắc mắc này.

1. Nguyên nhân bị chuột rút khi mang thai

Chuột rút là triệu chứng khá phổ biến trong thời kỳ mang thai. Vì thế bị chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không? Chị em không nên quá lo lắng nhé. Chỉ khi nào chuột rút đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác như: chảy máu, co thắt liên tục…thì chị em nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng chuột rút khi mang bầu là do sản phụ tăng cân đột ngột khiến các cơ chi dưới phải vận động để nâng đỡ cả cơ thể, dẫn đến căng cơ, mỏi cơ. Ngoài ra, phụ nữ ốm nghén khi mang thai có thể thiếu chất dinh dưỡng, thiếu các chất điện giải cũng có thể là lý do gây ra chuột rút khi mang thai.

Một nguyên nhân khác nữa có thể do mẹ thiếu canxi, dành canxi cho thai nhi. Nhìn chung, nếu bị chuột rút chân khi mang thai thì mẹ bầu không nên quá lo lắng mà thậm chí đây còn là tín hiệu tốt để mẹ biết phản ứng của tử cung trong quá trình thích nghi với sự thay đổi mới.

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến

2. Triệu chứng chuột rút khi mang thai qua từng giai đoạn

2.1. Chuột rút khi mang thai tháng đầu

Nguyên nhân gây ra chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu thường không đáng ngại lắm. Đây là dấu hiệu của hiện tượng trứng thụ tinh làm tổ. Cảm giác khá giống với khi chị em có kinh nguyệt. Ngoài ra tử cung đang có những thay đổi để thích nghi với sự có mặt của thai nhi cũng có thể gây ra hiện tượng chuột rút.

2.2. Chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối

Nhìn chung bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ phải chú ý vì chuột rút lúc này cũng xuất hiện thường xuyên và đột ngột hơn có thể khiến mẹ bị ngã.

Chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối

Chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối

3. Cách làm dịu chuột rút khi mang thai

Khi xảy ra một cơn đau chuột rút, ngay lập tức mẹ phải tìm cách làm căng các cơ ở phần bị chuột rút. Ví dụ ở bắp chân: duỗi thẳng chân, bắt đầu từ gót chân, nhẹ nhàng uốn nắn những nhón chân cong lên. Những động tác này lúc đầu có thể khiến mẹ đau hơn nhưng sẽ nhanh chóng làm dịu các cơn đau chuột rút

Massage nhẹ nhàng phần bị chuột rút, làm nóng phần đó lên bằng cách chườm túi sưởi

Đi lại nhẹ nhàng để cảm thấy thoải mái hơn

Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

4. Ngăn ngừa chuột rút khi mang thai

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hạn chế chuột rút khi mang thai bằng những thói quen sau:

Không nên đứng hay ngồi một tư thế trong thời gian dài mà cần thay đổi các tư thế để các cơ được thư giãn

Co duỗi bắp chân thường xuyên, không nên ngồi vắt chéo chân

Nên đi dạo bộ hàng ngày để các cơ được vận động. Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như: co duỗi chân, tay; xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này không chỉ giúp mẹ bầu có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn mà còn là cách để đề phòng chuột rút vào ban đêm. Bà bầu nổi mẩn ngứa

Mẹ bầu đi bộ giúp ngăn ngừa chuột rút

Mẹ bầu đi bộ giúp ngăn ngừa chuột rút

Bổ sung nhiều canxi, bổ sung nhiều chuối trong thực đơn gàng ngày vì chuối chứa nhiều vitamin B6, kali, vitamin C, vitamin A, chất xơ. Trong  đó có kali giúp giảm phù, giảm hiện tượng chuột rút bắp chân khi mang thai hiệu quả.

Tắm nước ấm, ngâm chân bằng nước muối pha ấm trước khi đi ngủ

Nên gác chân lên cao khi ngủ ở những tháng cuối thai kỳ, nên nằm nghiêng về bên trái

Như vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng về chuột rút khi mang thai vì đây là triệu chứng bình thường. Các mẹ hãy tham khảo những cách giúp xoa dịu cơn đau chuột rút ở trên và có những thói quen để hạn chế xảy ra tình trạng này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.

Xem thêm

>> Đau đầu chóng mặt khi mang thai

> Khó thở khi mang thai có đáng lo ngại

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital