Chuẩn bị mang thai: những điều chị em cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chuẩn bị mang thai, chị em cần phải làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh, phát triển bình thường? Những thông tin sau đây rất hữu ích với các bạn nữ, nhất là những chị em chuẩn bị làm mẹ lần đầu.

Chuẩn bị mang thai, chị em cần phải làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh

Chuẩn bị mang thai, chị em cần phải làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

1. Chuẩn bị mang thai thế nào?

1.1. Chuẩn bị sức khỏe để mang thai

Chuẩn bị sức khỏe sẵn sàng cho việc mang thai là một điều rất quan trọng.Bạn có đang tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh không? Có tập thể dục hàng ngày không? Người đàn ông vẫn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn thụ tinh, nên việc chuẩn bị sức khỏe phải chú trọng ở cả chồng và vợ.

1.2. Chế độ ăn uống cần chú ý

Hãy có chế độ ăn uống lành mạnh, cắt bớt những thứ có hại như cà phê, cồn, thuốc lá và các chất gây nghiện.

Chế độ ăn uống cần chú ý trước khi mang thai.

Chế độ ăn uống cần chú ý trước khi mang thai.

Trước khi chuẩn bị sinh, mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhưng giữ cân nặng vừa phải để có sức khỏe tốt. Quá gầy hay tăng cân đều khiến cho việc mang thai có thể gặp trở ngại. Nên ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây. Trước khi có thai khoảng 3 tháng, nên tăng cường thực phẩm chứa axít folic để ngăn ngừa các dị tật về ống thần kinh. Người chồng nên bổ sung đủ lượng kẽm và selen ít nhất 3 tháng trước khi thụ tinh.

1.3. Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi có con

Khám sức khỏe tổng quát trước khi có con là việc cần thiết. Khi đi khám hãy nói với bác sĩ những bệnh mà bạn mắc phải trước đây, có từng bị sởi, quai bị hoặc rubella, đã tiêm phòng chưa, có từng mắc bệnh lây qua đường tình dục không, đã từng thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật hoặc có bệnh mãn tính nào không. Lịch sử bệnh tật của những người trong nhà, chẳng hạn có người nào sinh đôi hay mắc bệnh di truyền không? Nếu có tiền sử bệnh di truyền, bác sĩ có thể  sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu.
Lịch sử bệnh phụ khoa của người mẹ cũng rất quan trọng; bác sĩ sẽ hỏi về việc hành kinh, quan hệ, cách ngừa thai đã áp dụng và các lần có thai trước, việc sẩy thai, phá thai (nếu có)…

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi có con

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi có con

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu xem bạn có kháng thể rubella không. Kiểm tra huyết áp trước khi mang thai, ghi nhớ lại, để đối chiếu với huyết áp lúc mang thai giúp bạn theo dõi những thay đổi về huyết áp trong thai kỳ, tiên liệu khả năng tiền sản giật để can thiệp xử trí ngay từ đầu.

1.4. Tiêm phòng trước khi mang thai

Một số loại virus trong thai kỳ trở nên đặc biệt nguy hiểm, gây ra những dị tật nghiêm trọng, vì vậy, trước khi có thai, nên tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cần thiết và hoàn tất tiêm ngừa trước khi chuẩn bị có thai 3 tháng. Các mũi tiêm phòng quan trọng gồm sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan siêu vi B, uốn ván…

2. Những điều cần tránh trước khi mang thai

– Tránh tác nhân khiến tâm trạng quá căng thẳng, stress, nên giữ tinh thần thoải mái.
– Tránh hóa chất độc hại.
– Tránh làm việc quá sức làm cho cơ thể mệt mỏi.
– Không nên ăn quá mức gây tăng cân đột ngột trước mang thai – có thể dẫn tới nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ.
– Cả hai vợ chồng cần tránh dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital