
Chửa ngoài tử cung bị vỡ được xem như là biến chứng đáng sợ nhất của thai ngoài tử cung gây ảnh hưởng đến tính mạng.
1. Thai ngoài tử cung là gì?
2. Dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm chửa ngoài tử cung vỡ
2.1. Dấu hiệu nhận biết
- Bị rong huyết. Máu chảy âm đạo không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, thường màu đỏ bầm và không đông.
- Trễ kinh hoặc mất kinh
- Đau bụng vùng dưới, có lúc đau nhói dữ dội, đau nhiều rồi giảm dần.
- Mạch nhanh, huyết áp tụt dần, chân tay lạnh, da xanh
- Cảm giác mệt mỏi, uể oải, sắp ngất, trường hợp chưa đưa đến bệnh viện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Khi thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ gây chảy máu trong ổ bụng, lúc này phần túi thai bị vỡ sẽ được các quai ruột và mạc nối trong ổ bụng đến bao thành một nang có tên là huyết tụ thành nang.
Đau bụng vùng dưới là một trong những dấu hiệu thường thấy khi thai ngoài tử cung vỡ
2.2. Mức độ nguy hiểm
- Tăng nguy cơ vô sinh: Khi điều trị thai ngoài tử cung, khả năng sinh sản của chị em cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Đối với điều trị thai ngoài tử cung Ví dụ như nội soi lấy bào thai khả năng cao có thể tác động lên ống dẫn trứng gây sẹo và ảnh hưởng đến quá trình trứng gặp tinh trùng, làm hạn chế khả năng có con hơn so với bình thường. Có trường bệnh nhân được chỉ định cắt hẳn vòi trứng bên bị bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai sau này.
- Thai ngoài tử cung vỡ gây xuất huyết trong ổ bụng: Đa số các trường hợp chửa ngoài tử cung là khi thai làm tổ ở ống dẫn trứng. Do cấu trúc ở đây khá mỏng nên khi gặp tình trạng thai sai vị trí thì gây rong huyết. Thời điểm thai vỡ sẽ làm máu chảy ồ ạt, đau bụng dữ dội, da tái xanh có thể dẫn tới ngất xỉu. Người mẹ nếu không được kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
- Thai chết lưu: hai nguy cơ lớn nhất của thai chết lưu là rối loạn đông máu đi kèm đông máu nội mạch lan tỏa và nhiễm trùng trong ổ bụng do sự tấn công của các vi khuẩn. Nếu nhiễm trùng lan nhanh, bào thai bị thối và bắt đầu lan ra toàn thân thì khả năng cao dễ bị sốc nhiễm trùng và gây nguy hiểm đến tính mạng.
3. Làm sao để hạn chế chửa ngoài tử cung vỡ
- Giữ vệ sinh vùng kín, đặc biệt trong kỳ hành kinh. Sử dụng sản phẩm vệ sinh an toàn và lành tính.
- Vào giai đoạn sớm của thai kỳ, sản phụ nên theo dõi kỹ các triệu chứng khác lạ như đau bụng, hay ra máu bất thường. Đặc biệt với những mẹ bầu từng bị thai ngoài tử cung trước đó. Việc phát hiện kịp tình huống thai ngoài mong muốn có thể hạn chế tình trạng mất máu do bị vỡ, gia tăng khả năng giữ được vòi trứng nhằm duy trì khả năng sinh sản về sau.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc chửa ngoài tử cung, chị em cần ngay lập tức khám và nhập viện để bác sĩ theo dõi và đưa ra phác đồ điều trị.
- Chị em cần phối hợp điều trị với bác sĩ để xử lý trước khi thai ngoài tử cung vỡ. Bởi vì tình trạng này sẽ gây mất máu nhiều làm phức tạp quá trình điều trị và hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong khi phẫu thuật.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc thai ngoài tử cung, chị em cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế khám.
4. Cách xử lý thai ngoài tử cung chưa vỡ và vỡ
4.1. Điều trị thai ngoài tử cung chưa vỡ
- Trong trường hợp kích thước của thai ngoài tử cung nhỏ dưới 3cm và chưa vỡ, bác sĩ có thể tiêm một loại thuốc làm khối thai không tiếp tục phát triển và tự tiêu đi. Cụ thể là Methotrexate – thuốc hay được sử dụng để điều trị chửa ngoài tử cung hiện nay. Sử dụng thuốc có ưu điểm là tránh được phẫu thuật và duy trì khả năng sinh sản. Bệnh nhân cũng có thể được điều trị ngoại trú, không cần nằm viện. Tuy vậy, đây là loại thuốc kê đơn và có một số tác dụng phụ nhất định như mệt mỏi, rụng tóc, thay đổi thị lực,…
- Phẫu thuật nội soi được áp dụng khi khối thai ngoài tử cung to hơn nhưng chưa vỡ. Đây là phương pháp không gây đau đớn, người bệnh cũng không phải dùng nhiều kháng sinh và dễ dàng hồi phục lại sức khỏe. Phương pháp nội soi còn được lựa chọn là nội soi chẩn đoán nhằm xác định chính xác có chửa ngoài tử cung hay không và làm cơ sở để điều trị sau đó.