Chửa ngoài tử cung beta HCG là bao nhiêu?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chúng ta cần xác định chửa ngoài tử cung beta HCG là bao nhiêu để có thể chủ động nắm được phương pháp điều trị phù hợp với sức khỏe, mong muốn của bản thân. Cùng đọc bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.

1. Khái niệm thai ngoài tử cung ở nữ giới là bệnh lý gì?

Hiện tượng mang thai ở bên ngoài tử cung là khi phụ nữ gặp phải tình trạng trứng và tinh trùng gặp nhau, làm tổ, phát triển ở sai vị trí. Nếu như bình thường, quá trình thụ tinh diễn ra, sau đó phôi thai lúc này sẽ di chuyển và làm tổ tại phần niêm mạc bên trong tử cung. Tuy nhiên, khi bị thai ngoài tử cung, phôi thai có thể làm tổ ở những vị trí khác như: vòi trứng, ổ bụng, cổ tử cung,…

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hiện nay cứ khoảng 1000 phụ nữ mang thai thì có tới 17 trường hợp bị thai ngoài tử cung. Đáng nói hơn là số liệu này ngày càng có xu hướng tăng lên. Do đó, bệnh lý thai ngoài tử cung được xem là một bệnh lý nguy hiểm và có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản sau này của chị em phụ nữ.

chửa ngoài tử cung beta hcg là gì

Hiện tượng mang thai ở bên ngoài tử cung là khi phụ nữ gặp phải tình trạng trứng và tinh trùng gặp nhau, làm tổ, phát triển ở sai vị trí

Thai ngoài tử cung nếu được phát hiện và điều trị sớm, thì sẽ có nhiều phương pháp điều trị cũng như có khả năng sẽ bảo toàn được cơ quan vòi trứng. Ngược lại, nếu phát hiện muộn hoặc bị vỡ khối thai, tỉ lệ khối thai ngoài tử cung gây biến chứng chảy máu, tử vong sẽ gia tăng.

2. Các phương pháp xét nghiệm lâm sàng để phát hiện thai ngoài tử cung

2.1. Chỉ số chửa ngoài tử cung beta HCG là bao nhiêu?

Chỉ số beta HCG là một trong những chỉ số đặc trưng có tác dụng phát hiện tình trạng phụ nữ có mang thai hay không. Đây là một loại glucoprotein mang trọng lượng đạt 36,700 dalton. Trong đó, 70% số đó là thành phần polypeptid, 30% còn lại là thành phần carbonhydrat (thành phần có hoạt tính sinh học chiếm chủ yếu).

Theo đó, khi nghi ngờ phụ nữ mang thai ngoài tử cung, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho chị em thực hiện lấy máu để kiểm tra nồng độ beta HCG trong máu. Để kết quả cho ra một cách chính xác và đầy đủ nhất, chị em sẽ cần kiểm tra nồng độ beta HCG này theo chỉ định của bác sĩ, để kiểm tra mức độ dao động, lên cao xuống thấp.

Chỉ số beta HCG nếu phụ nữ mang thai bên trong tử cung như bình thường đó là:

– Ở tuần thai thứ 2: beta HCG dao động từ 100 – 6000

– Ở tuần thai thứ 3: beta HCG dao động từ 1500 – 25.000

– Ở tuần thai thứ 5 – 6: beta HCG dao động từ 10.000 cho tới 190.000

– Tương tự như vậy, nồng độ beta HCG theo các tuần thai sẽ ngày càng tăng lên tới một mức độ nhất định, tương ứng với sự phát triển của thai nhi.

Ngược lại, đối với thai ngoài tử cung, nồng độ beta HCG lúc này có sự dao động không bình thường. Kết quả beta HCG có thể tăng lên hoặc giảm xuống liên tục. Với trường hợp thai ngoài tử cung ở thể thoái triển (thoái hóa) thì nồng độ beta HCG sẽ giảm dần cho tới khi xuống kết quả nhỏ hơn 15 mUI/ml.

Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi liên tục chỉ số beta HCG này trong vòng mỗi 24 – 48h để theo dõi khả năng khối thai ngoài ở phát triển không hay thoái triển. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và tư vấn về phương hướng điều trị.

2.2. Cần kiểm tra hormone Progesterone bên cạnh chửa ngoài tử cung beta HCG?

chửa ngoài tử cung beta hcg như thế nào

Kiểm tra hormone Progesterone bên cạnh chửa ngoài tử cung beta HCG

Theo đó, hormone progesterone là một loại hormone steroid mang trọng lượng phân tử đạt 515.3 dalton. Hormone này tượng trưng cho khả năng tồn tại của các hoàng thể bên trong cơ thể. Nếu như nồng độ hormone progesterone này có xu hướng tăng lên và không thay đổi, thay đổi ít vào khoảng 8 – 10 tuần đầu mang thai thì báo hiệu phụ nữ mang thai bên trong tử cung như bình thường. Chỉ số cụ thể như sau:

– Ở tuần thai thứ 1 và 2: nồng độ progesterone khoảng 0,04 – 0,7ng/ml.

– Ở tuần thai thứ 3 và 4: nồng độ này đạt khoảng 18 – 39ng/ml.

– Ở tuần thai thứ 5 – 8: nồng độ này ở mức 22 – 47ng/ml.

– Tương tự ở các tuần thai sau, nồng độ progesterone này sẽ ngày càng tăng lên và có xu hướng không thay đổi.

Do đó, có thể nói, xác định nồng độ progesterone đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định thai ngoài tử cung ở những tuần thai sớm.

Phôi thai có nồng độ progesterone nhỏ hơn 3,5ng/ml thì thai sẽ không thể tồn tại và phát triển.

Nếu nồng độ progesterone ở những tuần thai sớm có kết quả nhỏ hơn 5ng/ml thì bác sĩ có thể căn cứ vào đó dự đoán thai ở bên trong hay bên ngoài tử cung.

Để có kết quả chính xác hơn thì chúng ta sẽ cần kết hợp 2 kết quả của xác định nồng độ beta HCG với nồng độ hormone progesterone để sàng lọc tình trạng thai ngoài tử cung.

Có thể nói, xác định nồng độ hormone progesterone đóng vai trò quan trọng giúp bác sĩ có thể tầm soát khả năng thai ngoài tử cung, cũng như có tác dụng giúp bác sĩ chẩn đoán về khả năng mang thai, tính tuổi thai,…

3. Phải làm gì khi phát hiện mang thai ngoài tử cung?

chửa ngoài tử cung beta hcg là bao nhiêu

Chị em cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có thể xử lý dứt điểm tình trạng thai ngoài tử cung và đảm bảo sức khỏe cho bản thân

Bất cứ trường hợp mang thai ngoài tử cung nào cũng được coi là trường hợp cấp cứu bởi bệnh lý này được liệt kê vào danh sách bệnh lý sản khoa nguy hiểm đối với sức khỏe và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Do vậy, khi được chẩn đoán mang thai ngoài tử cung, chị em cần chủ động nhập viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, cũng như đưa ra tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay có 2 phương pháp được dùng để điều trị thai ngoài tử cung phổ biến đó là: sử dụng thuốc nội tiết và điều trị bằng phẫu thuật mổ. Trong đó, tùy từng trường hợp bệnh lý và mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhên phương pháp khác nhau.

Đối với phương pháp sử dụng thuốc nội tiết, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn so với phương pháp phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ không cần can thiệp phẫu thuật mổ, dao kéo hay sử dụng thuốc mê.

Ngược lại, phương pháp mổ sẽ bao gồm mổ mở đường bụng, và mổ nội soi. Mổ nội soi áp dụng cho những khối thai ngoài tử cung còn nhỏ, kích thước bé, chưa có dấu hiệu bị vỡ hoặc huyết tụ. Mổ mở sẽ áp dụng khi bệnh nhân có khối thai ngoài kích thước lớn, thai nhiều tuần tuổi, hoặc đã bị vỡ khối chửa.

Mỗi một phương pháp kể trên đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Điều tiên quyết là chị em cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có thể xử lý dứt điểm tình trạng thai ngoài tử cung và đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI nếu chị em cũng đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về bệnh lý chửa ngoài tử cung, cũng như mong muốn đặt lịch khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital