Chữa hôi miệng bằng cách nào? Mách bạn 5 mẹo giúp

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Mắc chứng hôi miệng không chỉ khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề.  Vậy chữa hôi miệng bằng cách nào? – Áp dụng ngay 5 mẹo dưới đây để chứng hôi miệng không còn đeo bám bạn. 

1. Bạn có biết nguyên nhân gây hôi miệng do đâu?

Hôi miệng thực tế không phải là một căn bệnh, nhưng nó lại gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Nhìn nhận từ phía chuyên môn, các bác sĩ khẳng định có tới 9 nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng mà bạn hoàn toàn không ngờ tới.

chữa hôi miệng bằng cách nào

Không chỉ khiến khổ chủ tự ti, hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề

Chăm sóc răng miệng kém: Thức ăn bị kẹt giữa răng và nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và khiến hơi thở có mùi.

– Ăn nhiều đồ ngọt: Các loại thực phẩm chứa đường như bánh, kẹo (đặc biệt là kẹo dẻo) đều không tốt cho răng miệng.

– Ăn/ uống các thức ăn có mùi: Hành, tỏi, trứng, cá, đồ cay nóng là thủ phạm khiến hơi thở của bạn có mùi và lưu lại xung quanh khoang miệng ngay cả khi bạn đã đánh răng.

– Uống thuốc: Các loại thuốc điều trị căng thẳng, trầm cảm, cao huyết áp, đau và căng cơ có thể làm khô miệng và gây ra mùi.

– Thở bằng miệng khi ngủ hoặc khi bị ốm do nghẹt mũi: Thở bằng miệng khiến các mô bị khô và giảm lượng tiết nước bọt, gây ra chứng hôi miệng.

– Thực hiện chế độ ăn kiêng: Các chế độ ăn kiêng phần lớn đều sử dụng nhiều chất đạm thay cho tinh bột. Trong quá trình cơ thể chất béo để tạo ra năng lượng, các chất thải sẽ được đưa ra ngoài qua đường nước tiểu và hơi thở. Vậy nên, tốt nhất là bạn cần uống thêm nước để các chất này nhanh chóng được đào thải ra khỏi cơ thể.

– Hút thuốc lá: Ngoài việc làm giảm vị giác và thính giác, hút thuốc lá còn làm giảm sự điều tiết nước bọt khiến hơi thở của bạn xuất hiện mùi khó chịu.

– Uống rượu: Đồ uống có cồn nói chung đều làm khô miệng, lâu dần là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng.

– Sức khỏe có vấn đề: Hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề. Rất có thể, bạn đang gặp phải một số bệnh như: Trào ngược dạ dày – thực quản, tiểu đường, suy thận, xơ gan,…

2. Chữa hôi miệng bằng cách nào? – Tổng hợp 5 mẹo hiệu quả nhất

2.1. Uống nhiều nước

Miệng khô chính là nguyên nhân khiến vi khuẩn trong miệng tiết ra và tạo mùi hôi. Để ngăn ngừa tình trạng này thì giải pháp tốt nhất là uống một ly nước để lập tức bổ sung độ ẩm cho khoang miệng.

2.2. Ăn sữa chua

Trong sữa chua có chứa hàng triệu lợi khuẩn, giúp đẩy lùi mùi hôi miệng vô cùng hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Ăn sữa chua hàng ngày còn có tác dụng làm giảm đáng kể lượng hydro sunfua trong miệng – nguyên nhân chính gây hôi miệng.

2.3. Trị hôi miệng bằng lá ổi

trị hôi miệng bằng cách nào

Chữa hôi miệng bằng cách nào? – Hãy thử công thức chữa hôi miệng trong dân gian từ lá ổi

Thành phần trong lá ổi có chứa rất nhiều hoạt chất giúp chống hôi miệng như: Tannin, Oxalic,… Vì vậy bạn có thể sử dụng nguyên liệu giá rẻ, dễ tìm này để làm công thức chữa hôi miệng hiệu quả.

Để thực hiện phương pháp này, đầu tiên bạn cần dùng 3 lá ổi non đã rửa sạch và nhai trực tiếp trong vòng 5 phút. Lưu ý là bạn không được nuốt tinh dầu chảy ra trực tiếp từ lá ổi. Hết 5 phút, bạn hãy súc miệng lại bằng nước ấm có pha thêm một chút muối.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng 1 nắm lá ổi đun sôi với nước và một vài hạt muối. Sau đó chắt lấy phần nước này để súc miệng hàng ngày rồi đánh răng thật sạch.

2.4. Chữa hôi miệng với vỏ bưởi

Mùi thơm dễ chịu, the mát chứa trong vỏ bưởi được rất nhiều người tin dùng làm công thức chữa hôi miệng hiệu quả. Sau khi rửa sạch vỏ bưởi, bạn hãy cắt nhỏ từng miếng rồi nhai trực tiếp khắp khoang miệng. Tinh chất vỏ bưởi tiết ra khi nhau sẽ có vị cay và đắng, tuy nhiên khi thấm lên răng, nướu, lưỡi sẽ giúp đẩy lùi mùi hôi nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn có thể dùng vỏ bưởi phơi khô đun với nước pha muối để tạo thành dung dịch súc miệng hàng ngày. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ ngày, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt sau 1 – 2 tuần.

2.5. Đẩy lùi mùi hôi miệng bằng baking soda (bột nở)

Baking soda có thành phần chính là Natri Hidrocacbonat kết hợp với nhiều loại muối acid, có công dụng giảm nồng độ axit trong khoang miệng. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần lấy 2 thìa baking soda, trộn với một chút nước tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi chải răng trực tiếp bằng dung dịch này. Sau đó, bạn có thể súc miệng thêm bằng dung dịch baking soda pha loãng với nước.

chữa hôi miệng

Đánh răng 1 – 2 lần/ tuần để hạn chế tác động tới men răng

Với phương pháp này, bạn chỉ nên sử dụng với tần suất 1 lần/tuần, tránh làm bào mòn men răng.

*Lưu ý: Tuyệt đối không được nuốt dung dịch baking soda.

Với 5 phương pháp trên, bạn hoàn toàn có thể gạt bỏ nỗi lo chữa hôi miệng bằng cách nào. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt kết quả như mong đợi.

3. Lời khuyên tốt nhất của nha sĩ

Không chỉ gây ra phiền toái cho khổ chủ, bác sĩ cảnh báo hôi miệng còn là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Để giảm thiểu tình trạng này, tốt nhất là bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và đừng quên chải mặt lưỡi và quanh khoang má.

– Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ đồ ăn thừa bám vào kẽ răng

– Hạn chế hút thuốc lá và ăn các thực phẩm “nặng” mùi như hành, tỏi,…

– Nhai kẹo cao su không đường giúp tăng tiết nước bọt, tránh khô miệng và giảm hôi miệng.

Ngoài ra, bạn nên dành thời gian tới gặp nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng, sức khỏe thường xuyên để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra cho bạn phương pháp điều trị thích hợp.

chữa hôi miệng ở Thu Cúc

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có trang bị đầy đủ thiết bị chỉnh nha tân tiến, giúp bạn nhanh chóng phát hiện nguyên nhân và đẩy lùi chứng hôi miệng

Tại Chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, đội ngũ bác sĩ lành nghề có thể giúp bạn giải quyết triệt để tình trạng này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital