Chữa đau thần kinh tọa thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Đau thần kinh tọa thường gặp một bên, thường ở lứa tuổi 30 đến 50 tuổi, bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu như: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân,…Chữa đau thần kinh tọa thế nào?
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn làm rõ cách chữa đau thần kinh tọa

1. Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa gây khó khăn cho sinh hoạt thường ngày của người bệnh

Đau thần kinh tọa gây khó khăn cho sinh hoạt thường ngày của người bệnh

Thoát vị đĩa đệm là một nguyên nhân thường gặp gây đau thần kinh tọa. Ngoài ra, các nguyên nhân hiếm gặp hơn: viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u), chấn thương, tình trạng mang thai…

2. Biểu hiện đau thần kinh tọa

Nhận biết sớm biểu hiện đau thần kinh tọa giúp ích cho quá tình chữa bệnh. Bệnh nhân đau thần kinh tọa thường có triệu chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.
Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân. Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa là triệu chứng quan trọng nhất trong chẩn đoán xác định.

3. Chữa đau thần kinh tọa thế nào?

Chữa đau thần kinh tọa cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh

Chữa đau thần kinh tọa cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh

Các cơn đau thần kinh tọa có thể liên tục hoặc từng cơn, triệu chứng chỉ giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng khi đi lại nhiều.
Trường hợp có hội chứng chèn ép như đau tăng khi ho, rặn, hắt hơi. Hoặc có thể có triệu chứng yếu cơ như khó kiễng chân, khó đứng trên đầu ngón chân.
Cần phân biệt với đau thần kinh tọa với các trường hợp giả đau thần kinh tọanhư: đau thần kinh đùi, đau thần kinh bì đùi, đau khớp háng do viêm, chấn thương; viêm khớp cùng chậu, viêm, áp-xe cơ thắt lưng chậu,…
Chữa đau thần kinh tọa hiệu quả cần căn cứ theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng) có thể giảm đau và phục hồi vận động nhanh bằng điều trị nội khoa, với những trường hợp nhẹ và vừa thì có thể can thiệp ngoại khoa nếu bệnh có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.
Đối với những trường hợp đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính cần thiết điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.
Ngoài ra, bệnh nhân cần có chế độ nghỉ ngơi, nên nằm giường cứng, tránh các động tác mạnh đột ngột, không mang vác nặng, không đứng hoặc ngồi quá lâu.
Chữa đau thần kinh tọa thế nào? Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ… theo chỉ định của bác sĩ.

Xoa bóp có tác dụng giảm đau đối với người đau thần kinh tọa

Xoa bóp có tác dụng giảm đau đối với người đau thần kinh tọa

Ngoài ra, liệu pháp mát-xa có ích đối với bệnh nhân đau thần kinh tọa vì làm tăng tuần hoàn máu, giãn cơ và kích thích tiết các endorphin; một số động tác thể dục trị liệu như: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ giúp giảm đau và giảm chèn ép khi có trồi đĩa đệm.
Phụ thuộc vào thể trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital