Răng khôn là những răng mọc cuối ở cung hàm, thường gây nên biến chứng đau và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Vậy làm thế nào để chữa đau mọc răng khôn?
Menu xem nhanh:
1. Răng khôn là răng nào?
Răng khôn (răng số 8) là những răng mọc ở cuối ở 4 góc hàm khi cung hàm đã mọc đủ răng. Theo lý thuyết, nếu một người đủ 32 răng thì sẽ có 4 răng khôn nhưng thực tế cho thấy, bệnh nhân thường chỉ có từ 1 – 2 răng khôn, thậm chí không có răng nào. Rất hiếm trường hợp có đến 3 răng khôn. Mặc dù là một loại răng thuộc bộ răng hàm nhưng răng khôn không đảm nhận bất cứ chức năng nào, ngược lại còn gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh.
2. Nguyên nhân khiến mọc răng khôn bị đau
2.1 Răng khôn mọc ngầm
Theo nghiên cứu, răng khôn là loại răng mọc không theo nguyên tắc và phát triển dưới nhiều hình dạng khác nhau, trong đó có mọc ngầm và mọc lệch. Chúng đâm xuyên qua nướu gây khó chịu, sưng nhẹ và đau nhức cho người bệnh.
2.2 Răng khôn bị các bệnh lý
Do mọc ở vị trí cuối cùng trong cung hàm nên việc vệ sinh cho răng khôn khó khăn hơn các răng còn lại. Chính vì vậy, nếu bạn không vệ sinh kỹ lưỡng thì rất dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm lợi trùm….Triệu chứng chung của các bệnh này là gây cảm giác đau cho người bệnh.
2.3 Do răng khôn va chạm răng lân cận
Việc mọc không đúng hướng của răng khôn còn đâm sang các răng bên cạnh khiến cho các răng bị xô lệch, tạo khe giắt với răng số 7 khiến thức ăn nhồi nhét và gây bệnh, khiến các răng bên cạnh bị lung lay, tiêu xương…..Điều này làm cho bệnh nhân gặp phải tình trạng đau đớn khi mọc răng khôn.
2.4 Răng khôn bị tổn thương
Một trường hợp khiến mọc răng khôn bị đau nữa đó là do loại răng này bị tổn thương khi chịu tác dụng lực do những va đập bên ngoài, tác động do ăn nhai, cắn vật cứng….Lúc này, nang răng sẽ hình thành và gây nên cảm giác đau đớn.
3. Phương pháp chữa đau mọc răng khôn
3.1 Chườm đá lạnh
Một túi đá lạnh chườm lên vùng má khu vực răng khôn bị đau sẽ giúp cơn đau được giảm đi đáng kể. Sau khi đã chườm được 15 phút, bạn nên ngưng khoảng 15 phút sau đó mới tiếp tục thực hiện thêm.
3.2 Súc miệng nước muối
Nguyên nhân hình thành ổ viêm và gây đau cho người bệnh chính là do vi khuẩn tích tụ. Chính vì vậy, nước muối có tính khử trùng cao sẽ giúp giảm thiểu vi khuẩn và viêm nhiễm. Bạn có thể mua nước muối tại các hiệu thuốc uy tín hoặc tự pha nước muối tại nhà. Với nước muối tại nhà, bạn sẽ pha vài muỗng muối với một ly nước đã đun sôi. Sau khi nước đã nguội, bạn có thể súc miệng và nhổ ra sau khi đã sức toàn bộ họng và miệng trong 30 giây, ngậm khoảng 2 – 3 phút.
3.3 Nhai hành tây
Hành tây là thực phẩm có chứa chất kháng viêm cao chính vì vậy nó được ứng dụng vào việc làm giảm cảm giác đau răng cho người bệnh. Sau khi hành tây được rửa sạch, bạn đem cắt nhỏ thành từng miếng và nhai ở khu vực răng khôn bị đau. Cứ nhai cho đến khi cơn đau được giảm bớt và nhổ bỏ đi xác hành. Cần chú ý nhai chậm và không dùng lực quá mạnh khiến cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
3.4 Đặt túi trà
Chất tanin trong trà có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao. Chính vì vậy túi trà được coi là phương pháp hiệu quả để điều trị đau răng khôn. Sau khi pha trà, bạn đặt cả tách trà cùng với túi trà vào trong tủ lạnh. Sau đó, lấy ra và đặt vào khu vực răng khôn bên trong miệng. Cơn đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu.
4. Cách điều trị răng khôn triệt để hiệu quả
Tuy hiệu quả nhưng những cách trên chỉ là phương pháp tạm thời. Nếu như mọc răng khôn bị đau thì bạn sẽ thuộc một trong những trường hợp cần phải nhổ răng để điều trị triệt để. Hiện nay, phương pháp nhổ răng khôn phổ biến nhất được sử dụng là phương pháp Piezotome. Đây là phương pháp sóng siêu âm hiện đại, không gây đau, không gây chảy máu và biến chứng. Sau khi đã nhổ răng, người bệnh sẽ nhanh chóng trở lại với công việc và chấm dứt hoàn toàn những triệu chứng khó chịu do răng khôn gây ra.
Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về chữa đau mọc răng khôn. Nếu có bất cứ câu hỏi gì liên quan đến chủ đề này, hãy liên hệ các cơ sở nha khoa uy tín để được giải đáp chi tiết nhé.