Chóng mặt buồn nôn là bệnh gì và làm thế nào để hạn chế và phòng ngừa những triệu chứng này là những vấn đề sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây bạn đọc có thể tham khảo.
Menu xem nhanh:
1. Chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?
Triệu chứng chóng mặt buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh như:
1.1. Do các bệnh về máu
Bệnh thiếu máu, thiếu máu não thường có biểu hiện chính là tình trạng chóng mặt, hoa mắt kèm theo tình trạng khó tập trung, buồn nôn…. do khi máu không được lưu thông lên não sẽ khiến cho não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động bình thường.
1.2. Các bệnh về tim mạch
Đó là các bệnh như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, co thắt tim, huyết áp thấp,… Tất cả các bệnh này làm ảnh hưởng tới não do không bơm đủ lượng máu và oxy lên não gây chóng mặt, buồn nôn, kèm theo đó có khi là ù tai, mất ý thức tạm thời, đau đầu, ra nhiều mồ hôi,…
1.3. Rối loạn tiền đình trung ương
Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói.
1.4. Huyết áp thấp
Khi huyết áp giảm đột ngột, người bệnh rất dễ bị chóng mặt, tim đập nhanh, thậm chí ngất xỉu… Nếu để tình trạng này xảy ra thường xuyên, đặc biệt là điều khiển phương tiện giao thông có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nên bạn phải đi khám ngay không thể chủ quan được.
1.5. Đau nửa đầu
Khi bạn phải đối mặt với cơn đau nửa đầu trái hoặc nửa đầu phải kéo dài thường xuyên, kèm theo tình trạng chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, mờ mắt… Điều này chứng tỏ bạn đang mắc bệnh đau nửa đầu (đau nửa đầu migraine). Đối với trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị sớm.
1.6. Say tàu xe
Khi di chuyển bằng các phương tiện như xe bus, taxi, xe lửa, tàu hay máy bay… một số trường hợp có thể sẽ xuất hiện cảm giác chóng mặt, buồn nôn, nôn ói. Nó được gây ra bởi sự xáo trộn hoặc xung đột giữa các tín hiệu được gửi đến não từ mắt, hệ thống tiền đình và các thụ thể cảm giác ở các khớp, gân và mô cơ thể… Khi não nhận được tín hiệu mâu thuẫn liên quan đến vị trí của con người, nó sẽ gây ra các triệu chứng như chóng mặt buồn nôn và nôn.
1.7. Thức khuya
Thức khuya, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Điều này sẽ khiến các dây thần kinh hoạt động nhiều hơn, mạnh hơn làm co lại các mạch máu và tăng huyết áp. Từ đó rất dễ gây ra cảm giác hoa mắt và choáng váng.
1.8. Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc cải thiện tăng huyết áp… có thể gây tác dụng phụ chóng mặt buồn nôn khi sử dụng.Bên cạnh đó, nếu người bệnh ngừng thuốc một cách đột ngột cũng có thể gây ra tình trạng này.
1.9. Rối loạn hô hấp
Rối loạn hô hấp và nhiễm trùng ở đường hô hấp có nguy cơ dẫn đến tình trạng khó thở. Khó thở là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng oxy nạp vào cơ thể bị hạn chế và kéo theo tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Đồng thời còn có thể có thể gây ra chóng mặt choáng váng khi ngủ dậy. Một số sự rối loạn hô hấp gây ra tình trạng này bao gồm rối loạn phổi tắc nghẽn, hen, phù phổi.
2. Biện pháp giúp hạn chế cơn chóng mặt, buồn nôn
2.1. Điều trị bằng thuốc
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc cải thiện tình trạng chóng mặt buồn nôn này. .
2.2. Cải thiện triệu bằng các thực phẩm
Khi bị chóng mặt kèm theo cảm giác buồn nôn, bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm sau có thể sẽ góp phần giúp xoa dịu tình trạng:
– Gừng: Gừng có thể giúp làm thuyên giảm tình trạng này. Bạn có thể uống trà gừng, hoặc thêm gừng vào các món ăn trong bữa ăn hằng ngày hoặc đơn giản là ngậm một lát gừng mỏng.
– Bạc hà: Bạc hà cũng có thể giúp bạn giảm tình trạng này một cách hiệu quả.
– Quế: Mùi thơm nồng của quế sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và không cảm thấy chóng mặt kèm theo buồn nôn nữa.
3. Người bị chóng mặt buồn nôn cần làm gì?
Ngay khi găp hiện tượng chóng mặt kèm theo cảm giác buồn nôn, bạn nên dừng lại tất cả công việc, ngồi hoặc nằm nghỉ ngay lập tức để cơ thể được ổn định lại. Nếu vẫn tiếp diễn triệu chứng này, bạn nên đến ngay bệnh viện.
Thông thường, khi thấy các triệu chứng chóng mặt người ta hay nghĩ ngay đến việc mua thuốc uống. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tức thời. Về mặt lâu dài, cần thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để tránh được tình trạng này.
– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
– Ngủ đủ giấc. Mỗi ngày nên ngủ đủ 8 tiếng
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt là các loại rau họ cải
– Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích
– Không nên ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ngọt.
– Nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được kiểm tra chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị kịp thời hiệu quả.
Bài viết trên đây đã giải thích rõ thắc mắc “Chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?” Như vậy, khi biết rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để giảm tình trạng này. Từ đó sẽ giúp bạn thoải mái, vui tươi hơn để tận hưởng cuộc sống.