Chi tiết ưu và nhược điểm của các phương pháp trồng răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Với sự tiến bộ của ngành nha khoa, việc khôi phục răng mất chưa bao giờ đơn giản và hiệu quả như hiện nay. Chi tiết ưu và nhược điểm của các phương pháp trồng răng sẽ được chia sẻ qua bài viết sau. Hy vọng các bạn sẽ có thêm thông tin để đưa ra lựa chọn phù hợp.

1. Trồng răng implant

Trồng răng implant được đánh giá là giải pháp tối ưu cho hầu hết các trường hợp mất răng. Cấu trúc của implant gồm 3 phần là trụ implant (screw), khớp nối (abutment) và mão răng (crown). Dù nguyên nhân mất răng là do bệnh lý răng miệng hay tai nạn thì implant đều có thể khắc phục.

Trồng răng implant được đánh giá là giải pháp tối ưu cho hầu hết các trường hợp mất răng.

Trồng răng implant được đánh giá là giải pháp tối ưu cho hầu hết các trường hợp mất răng.

1.1. Ưu điểm của trồng răng implant – Một trong các phương pháp trồng răng hiệu quả nhất

– Tỷ lệ thành công là trên 95%;

– Độ bền cao, lên đến hơn 20 năm, giúp tiết kiệm chi phí;

– Không mất quá nhiều thời gian bảo trì và sửa chữa;

– Chỉ cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt và lấy cao răng định kỳ;

– Đem lại cảm giác thoải mái và tự nhiên như răng thật;

– Đảm bảo tối đa mọi chức năng như răng thật;

– Là giải pháp duy nhất khắc phục được quá trình tiêu xương hàm;

– Bảo tồn tối đa các mô răng thật xung quanh vì không cần mài răng;

– Dễ dàng vệ sinh, ngăn ngừa các bệnh răng miệng;

1.2. Nhược điểm của phương pháp trồng răng implant

– Là một phương pháp điều trị xâm lấn, bắt buộc phải có can thiệp phẫu thuật ngoại khoa;

– Thời gian thực hiện dài hơn các phương pháp trồng răng khác;

– Chi phí thực hiện tốn kém nhất;

2. Cầu răng sứ

Đây là phương pháp có trước implant và là phương pháp phổ biến nhất từ trước đến nay. Phương pháp này khắc phục răng mất theo cấu trúc bắc cầu. Cụ thể, lấy hai răng làm trụ để đặt một răng giả vào vị trí răng mất ở giữa.

Cầu răng sứ là phương pháp có trước implant và là phương pháp phổ biến nhất từ trước đến nay.

Cầu răng sứ là phương pháp có trước implant và là phương pháp phổ biến nhất từ trước đến nay.

2.1. Ưu điểm của cầu răng sứ – Một trong các phương pháp trồng răng phổ biến nhất

– Là phương pháp không xâm lấn vì không cần phẫu thuật;

– Đảm bảo tính thẩm mỹ và cho cảm giác, cũng như chức năng gần như răng thật;

– Thời gian thực hiện chỉ mất khoảng 1 – 2 tuần, ngắn hơn trồng răng implant;

– Vệ sinh đơn giản nhưng đôi khi vẫn cần có những dụng cụ chăm sóc nha khoa chuyên dụng;

– Chi phí cho mỗi lần thực hiện thấp hơn phương pháp implant;

– Có thể thay thế vào tái thực hiện dễ dàng;

2.2. Nhược điểm của cầu răng sứ

– So với các loại hàm giả tháo lắp thì cầu răng sứ có chi phí cao hơn;

– Bắt buộc phải mài hai răng bên cạnh răng mất để đặt cầu răng. Điều này khiến các răng trở nên yếu hơn, nhạy cảm hơn, dễ mắc các bệnh nha khoa;

– Nếu trong tương lai muốn chuyển sang implant thì cần phải chụp thêm mão răng sứ cho hai răng bên cạnh vì chúng đã bị mài đi;

– Lớp keo gắn kết cầu răng với răng thật dễ bị bong, khiến thức ăn dễ bị kẹt lại;

– Phải vệ sinh cầu răng cực kỳ cẩn thận và kỹ lưỡng. Nếu để thức ăn mắc kẹt tại cầu răng sẽ khiến vi khuẩn phát triển. Từ đó, gây ra loạt bệnh răng miệng như viêm răng, viêm nướu, viêm nha chu…

– Lâu dài có nguy cơ tiêu xương hàm;

– Độ bền chỉ khoảng 5 năm và tối đa là 10 năm nếu công tác vệ sinh tốt;

2.3. Đối tượng phù hợp với phương pháp cầu răng sứ

– Những người muốn phục hồi răng mất một cách nhanh chóng;

– Những người sợ phải thực hiện phẫu thuật;

– Những người mắc bệnh toàn thân (ví dụ như bệnh tiểu đường);

– Những người không thể cai nghiện thuốc lá hoặc rượu bia;

– Những người mất 3 răng liền nhau cũng có thể đặt trụ implant ở hai răng hai bên. Sau đó thực hiện đặt cầu răng sứ lên hai trụ implant như bình thường.

3. Hàm giả tháo lắp

Người bệnh có thể lựa chọn hàm giả tháo lắp bán phần và toàn phần, tùy vào số răng mất.

– Hàm giả tháo lắp bán phần có thể thay thế một hoặc vài răng. Các răng mất có thể liền nhau hoặc xen kẽ nhưng phải nằm trên cùng một hàm.

– Hàm giả tháo lắp toàn phần là giải pháp dành cho người mất cả hàm.

Hàm giả tháo lắp có chi phí thấp nhất trong các phương pháp trồng răng.

Hàm giả tháo lắp có chi phí thấp nhất trong các phương pháp trồng răng.

3.1. Ưu điểm của hàm giả tháo lắp – Một trong các phương pháp trồng răng rẻ nhất.

– Đối với hàm giả tháo lắp bán phần:

+ Có chi phí thấp nhất trong tất cả các phương pháp trồng răng ;

+ Đem lại tính thẩm mỹ ở mức độ tương đối;

+ Dễ dàng điều chỉnh, nếu người bệnh mất thêm răng thì nha sĩ có thể bổ sung răng giả;

+ Không cần thực hiện phẫu thuật ngoại khoa;

+ Thời gian thực hiện rất ngắn, chỉ mất vài ngày;

– Đối với hàm giả tháo lắp toàn phần:

Bên cạnh những ưu điểm giống như hàm giả bán phần, hàm giả toàn phần còn có khả năng:

+ Giúp nâng đỡ các mô mềm như má, môi;

+ Tái tạo lại độ nhô và chiều cao của khung hàm, khắc phục vấn đề thẩm mỹ của người móm;

+ Dễ dàng chỉnh sửa cả hình dạng, kích thước và màu sắc của nướu và răng;

+ Có thể đệm thêm hàm sau 1 thời gian sử dụng, nhằm tăng kích thước xương hàm bị tiêu.

3.2. Nhược điểm của hàm giả tháo lắp

– Với những người mới sử dụng thì cảm giác sẽ không mấy thoải mái nên cần thời gian thích nghi;

– Lúc mới đeo hàm giả, người bệnh có thể bị viêm loét nướu;

– Khả năng ăn nhai không tốt, không ăn được các món ăn dai hoặc cứng;

– Gây khó khăn trong quá trình phát âm, nhất là khi hàm bị lỏng;

– Không giải quyết được tình trạng tiêu xương hàm;

– Cần phải tháo ra hằng đêm để vệ sinh cũng như giúp xương hàm nghỉ ngoi và tái tạo, hạn chế tình trạng tiêu xương;

– Cần phải chỉnh sửa, thay thế hoặc đệm hàm định kỳ 2 – 3 năm/ lần. Việc này nhằm đảm bảo hàm vững chắc;

– Độ bền thấp, dễ gãy, vỡ hoặc thậm chí là thất lạc vì phải tháo ra thường xuyên.

3.3. Những ai nên chọn sử dụng hàm giả tháo lắp?

– Những người mất nhiều răng;

– Những người không đủ điều kiện sức khỏe hoặc tài chính để trồng implant;

– Những người bị tiêu xương hàm trầm trọng, không muốn ghép xương để trồng implant;

– Những người có răng thật không khỏe mạnh, hoặc không đủ răng thật để lắp cầu răng;

– Những người đeo tạm thời để chờ cấy ghép implant;

– Những người không muốn phẫu thuật để cấy ghép implant;

4. Trồng răng Implant All – on – 4

4.1. Tổng quát phương pháp trồng răng implant All – on – 4

Đây là giải pháp vô cùng tối ưu, dành cho những người bị mất răng toàn hàm nhưng không muốn đeo hàm giả tháo lắp. Phương pháp này đòi hỏi người bệnh chỉ cần cấy ghép 4 trụ implant trên mỗi hàm. Sau đó dùng hàm giả đặt lên 4 trụ implant đã cấy ghép. Cụ thể:

– 2 trụ đặt thẳng được cấy ghép ở vị trí răng số 2;

– 2 trụ đặt nghiêng khoảng 30 – 45 độ ở vị trí răng số 4;

Cách phân bố trụ implant như vậy sẽ đảm bảo lực đỡ cho hàm giả. Đồng thời, không gây ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu nếu có sự tiêu xương tại vùng mất răng. Tuy nhiên, hàm giả sử dụng trong phương pháp này thường chỉ có 12 răng.

Implant là phương pháp dành cho những người bị mất răng toàn hàm nhưng không muốn đeo hàm giả tháo lắp.

Implant là phương pháp dành cho những người bị mất răng toàn hàm nhưng không muốn đeo hàm giả tháo lắp.

4.2. Ưu điểm của Implant All – on – 4

– Chi phí được tiết kiệm hơn rất nhiều nếu phải cấy ghép từng trụ implant;

– Đem lại sự ổn định và cảm giác chắc chắn hơn hàm giả tháo lắp, phát âm dễ dàng hơn;

– Khả năng ăn nhai tốt hơn hàm giả tháo lắp, có thể ăn được cả các món dai hoặc cứng;

– Cấu trúc mỏng hơn hàm giả tháo lắp, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn;

– Nếu người bệnh sử dụng hàm phủ tháo lắp thì có thể dễ dàng tháo ra để vệ sinh;

– Nếu người bệnh sử dụng hàm bắt vít thì có thể nhờ nha sĩ vệ sinh định kỳ;

– Thời gian thực hiện ngắn hơn việc cấy ghép từng trụ implant đơn lẻ;

4.3. Nhược điểm Implant All – on – 4

– Hàm giả của Implant All – on – 4 chỉ có tối đa 12 răng mỗi hàm để đảm bảo phân bố lực;

– Phù hợp với người có lực nhai nhẹ hoặc trùng bình. Nếu người có lực nhai mạnh thì nên thực hiện Implant All – on – 6 (6 trụ implant trên mỗi hàm).

– So với hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ thì chi phí của Implant All – on – 4 vẫn cao hơn rất nhiều;

– Độ bền phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của bác sĩ vì có ít trụ implant.

4.4. Khi nào nên phương pháp Implant All – on – 4?

– Những người mất răng cả hàm;

– Những người không muốn đeo hàm giả tháo lắp;

– Những người đã bị tiêu xương hàm quá nhiều, không thể cấy ghép từng trụ implant đơn lẻ;

Trên đây là những so sánh đầy đủ về các phương pháp trồng răng phổ biến hiện nay. Hy vọng sau bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về từng phương pháp và có cái nhìn tổng quan để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital