Chỉ số HDL là gì? HDL giảm có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa
Nhiều người cầm kết quả xét nghiệm máu trong tay thấy ghi chỉ số HDL-Cholesterol trong máu giảm nhưng không biết chỉ số HDL là gì? HDL giảm có nguy hiểm gì không? Để tìm hiểu chỉ số HDL là gì và ý nghĩa của chỉ số này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau đây.

1. Tổng quan về chỉ số HDL

1.1. Chỉ số HDL là gì?

HDL-Cholesterol là một loại chất béo, là một thành phần của Cholesterol toàn phần. Đây được coi là loại Cholesterol “tốt”, tham gia vào quá trình sản xuất một số hormone trong cơ thể và góp phần thúc đẩy sự hoạt động của màng tế bào sợi thần kinh.

Cholesterol gồm 2 loại là LDL-Cholesterol được gọi là cholesterol “xấu” và HDL-Cholesterol vốn được coi là cholesterol “tốt”. LDL-Cholesterol trong quá trình vận chuyển cholesterol trong cơ thể gây lắng đọng mỡ ở thành động mạch, gây ra mảng xơ vữa động mạch. Còn HDL-Cholesterol chuyên lấy cholesterol ra khỏi máu, đưa về gan để xử lý và ngăn chặn không cho chúng xâm nhập vào thành động mạch, do đó HDL có chức năng “dọn dẹp” những hậu quả mà LDL cholesterol gây ra.

HDL là gì - HDL-Cholesterol được coi là cholesterol "tốt" trong cơ thể

HDL-Cholesterol được coi là cholesterol “tốt” trong cơ thể

1.2. HDL Cholesterol bao nhiêu là bình thường?

Trung bình HDL-cholesterol > 40mg/dL được coi là bình thường. Nếu các xét nghiệm kiểm tra mỡ máu của bạn cho chỉ số HDL–cholesterol cao hơn nhiều so với 40mg/dL thì bạn hoàn toàn yên tâm vì điều này có nghĩa là chỉ số mỡ máu của bạn đang rất thấp, cơ thể bạn khỏe mạnh, ít có nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch. Như vậy nếu cầm trên tay kết quả xét nghiệm có chỉ số HDL-cholesterol càng cao thì điều này có ý nghĩa “tốt” cho sức khỏe của bạn.

Ngược lại, nếu chỉ số xét nghiệm HDL-Cholesterol của bạn giảm dưới mức cho phép điều này có nghĩa là chỉ số mỡ máu trong cơ thể bạn đang tăng cao. Điều này có thể gây ảnh hưởng ra một số bệnh lý ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bạn, điển hình nhất là bệnh lý về tim mạch.

2. Chỉ số HDL Cholesterol giảm có nguy hiểm không?

Nồng độ HDL Cholesterol trong máu giảm  sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Bởi khi HDL-Cholesterol giảm đồng nghĩa với việc nồng độ LDL-cholesterol sẽ tăng, từ đó hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Xơ vữa động mạch lại chính là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Các bệnh lý tim mạch có thể gặp phải khi bạn có hàm lượng HDL trong máu quá thấp như:

Nhồi máu cơ tim

Suy tim

Đột quỵ

– Đau thắt ngực

– Bệnh mạch vành

Trên thực tế, các bác sĩ thường căn cứ vào chỉ số xét nghiệm Cholesterol toàn phần để đưa ra kết quả đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

Tỷ số cholesterol toàn phần ở mức bình thường dao động từ 3,6-5,2 mmol/L. Nếu chỉ số này <4 là rất lý tưởng, tỷ số càng thấp thì mức HDL cholesterol của bạn càng lành mạnh. Đây cũng là chỉ số báo hiệu chính xác hơn về nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với chỉ số LDL-cholesterol đơn thuần.

HDL là gì - Chỉ số HDL cholesterol thấp sẽ khiến LDL cholesterol "xấu" tăng cao và gây nhiều tác hại cho cơ thể

Chỉ số HDL cholesterol thấp sẽ khiến LDL cholesterol “xấu” tăng cao và gây nhiều tác hại cho cơ thể

Như vậy khi chỉ số HDL cholesterol giảm thấp, bạn có thể gặp phải các bệnh lý về tim mạch, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy mọi người nên duy trì nồng độ HDL-cholesterol ở mức cao, để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và nên thăm khám với bác sĩ khi phát hiện chỉ số HDL-cholesterol của mình ở mức thấp hơn so với bình thường để được thăm khám và có biện pháp xử trí hiệu quả.

HDL là gì - Thăm khám định kỳ và làm xét nghiệm HDL-Cholesterol sẽ giúp bạn phát hiện một số bệnh lý về tim mạch

Thăm khám định kỳ và làm xét nghiệm HDL-Cholesterol sẽ giúp bạn phát hiện một số bệnh lý về tim mạch

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital