Chỉ số AST, ALT tăng CẢNH BÁO bệnh gan

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Chỉ số AST, ALT tăng cảnh báo bệnh gan vì vậy, bạn cần kiểm tra các chỉ số men gan này định kỳ 6 tháng 1 lần để chẩn đoán phát hiện sớm những tổn thương gan mật và điều trị kịp thời hiệu quả.

1. Chỉ số AST, ALT tăng cảnh báo bệnh gan

Các loại men gan AST (Alanin Amino Transferase) và ALT (Aspartate Amino Transferase) do gan tạo ra thường có một hàm lượng cố định trong máu, trị số bình thường ALT < 40 U/L ,AST < 40 U/l.

Khi gan bị tổn thương, hàm lượng men gan này sẽ tăng cao, mức tăng thông thường  gấp 5 – 8 lần bình thường, thậm chí còn cao hơn nữa. Đây là xét nghiệm bước đầu chẩn đoán các tổn thương gan mật qua mức độ tăng men gan. Tuy nhiên, để được chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương gan mật và nguyên nhân gây ra thì người bệnh cần thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng khác kèm theo.

Xét nghiệm chỉ số ast, alt cảnh báo tình trạng sức khỏe

Xét nghiệm chỉ số ast, alt cảnh báo tình trạng sức khỏe

Chỉ số AST, ALT tăng cảnh báo bệnh gan như sau:

  • Trong thời gian viêm gan cấp các men này sẽ tăng cao sau đó giảm dần và trở lại bình thường trong khoảng 1-4 tháng.
  • Nếu các men này tăng cao liên tục trong thời hơn 6 tháng thì có thể là biểu hiện của một viêm gan mạn tính. Nguyên nhân dẫn đến tăng các men gan không chỉ do viêm gan B mà còn do viêm gan A, viêm gan C, viêm gan hay xơ gan do rượu… cũng như một số bệnh khác ngoài gan.

Mức tăng của các men này càng cao thì khả năng tổn thương của gan càng lớn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số trường hợp gan bị viêm rất nặng nhưng các men vẫn không tăng hay tăng rất ít, hoặc ngược lại các men này tăng mà lại do một số bệnh lý chẳng liên quan gì đến gan.

Chỉ số AST, ALT tăng cao có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về gan

Chỉ số AST, ALT tăng cao có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về gan

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có sử dụng các thuốc cũng gây ảnh hưởng đến chỉ số men gan như:

– Các thuốc làm tăng hoạt độ ALT như thuốc ức chế men chuyển angiotensin, acetaminophen, thuốc chống co giật, một số loại kháng sinh, thuốc điều trị tâm thần, thuốc lợi tiểu loại thiazide,…

– Các thuốc làm tăng hoạt độ AST như Acetaminophen, allopurinol, một số loại kháng sinh, thuốc ngừa thai uống,…

– Thuốc làm giảm hoạt độ AST như Metronidazol, trifluoperazin.

Vì vậy, khi đi kiểm tra men gan, người bệnh cần báo lại bác sĩ khi đang sử dụng thuốc để được chẩn đoán chính xác.

2. Xét nghiệm AST, ALT ở đâu?

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ xét nghiệm AST, ALT uy tín, chính xác

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ xét nghiệm AST, ALT uy tín, chính xác

Bệnh viện Thu Cúc có đầy đủ các khoa, phòng chuyên môn thực hiện việc thăm khám, điều trị và cung cấp các dịch vụ y tế theo quy định của Bộ y tế, trong đó có dịch vụ xét nghiệm máu. Đơn vị xét nghiệm của bệnh viện Thu Cúc được đầu tư, trang thống máy móc, thiết bị hiện đại, thực hiện hầu hết các loại xét nghiệm y tế cho độ chính xác cao và nhanh chóng. Bằng việc cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao với mức chi phí hợp lí và thái độ phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp. Những năm qua, bệnh viện Thu Cúc luôn là địa chỉ tin cậy, được nhiều người bệnh, người bệnh lựa chọn sử dụng dịch vụ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital