Chẩn đoán suy tim cần được thực hiện bằng các thiết bị máy móc hiện đại, dưới sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Menu xem nhanh:
1. Suy tim là gì?
Suy tim là một bệnh lý mạn tính và tiến triển trong đó cơ tim không còn khả năng bơm máu nhằm đáp ứng nhu cầu về máu và oxy của cơ thể. Về cơ bản, suy tim làm cho hoạt động bơm máu của tim trở nên khó khăn hơn và người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở và mệt.
Trong suy tim giai đoạn đầu, trái tim và cơ thể sẽ hoạt động bù trừ bằng cách:
1.1. Giãn buồng tim
Cơ tim căng ra để co bóp nhiều hơn và nhằm đáp ứng nhu cầu bơm máu lớn hơn. Theo tuổi tác, các buồng tim trở nên dãn.
1.2. Phát triển khối lượng cơ lớn
Sự phát triển khối lượng cơ xảy ra khi số lượng tế bào co bóp của tim trở nên nhiều hơn. Điều này làm cho tim co bóp nhiều hơn ở thời kỳ đầu của suy tim.
1.3. Tim co bóp nhanh hơn (nhịp tim cao)
Tim đập nhanh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu bơm máu.
1.4. Cơ thể bù trừ
– Giúp tăng cường lưu lượng tim
– Các mạch máu co lại giúp giữ mức huyết áp ổn định và duy trì để bù lại hoạt động quá tải của tuyến thượng thận
– Cơ thể thay đổi cung cấp máu chuyển từ những mô và cơ quan kém quan trọng hơn (như thận) cho tim và não.
Các hoạt động bù trừ tạm thời này che dấu những triệu chứng suy tim nhưng nó không giải quyết căn nguyên của suy tim. Suy tim vẫn tiếp tục và trở nên trầm trọng thêm cho đến lúc những hoạt động bù trừ tạm thời không còn tác dụng. Đến lúc này, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy mệt, khó thở cùng các triệu chứng khác nên họ cần đến gặp bác sĩ.
Cơ chế bù trừ của cơ thể giải thích lý do một số bệnh nhân lại không nhận thức về tình trạng của mình cho đến khi chức năng tim bị suy giảm qua vài năm (đó cũng là lý do chính đáng tại sao mọi người cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ)
2. Những triệu chứng và dấu hiệu của suy tim?
– Khó thở hoặc có vấn đề hô hấp xuất hiện khi gắng sức, khi ngủ hoặc khi nghiêng đầu ngang. Nếu bạn có triệu chứng đột nhiên khó thở phải ngồi dậy vào ban đêm và cố gắng lấy hơi thở.
– Cảm giác mệt mỏi và chân yếu khi vận động
– Phù mắt cá chân , chân và lưng do thừa cân.
– Đi tiểu về đêm
– Chóng mặt, mệt mỏi, mất trí nhớ, quên
– Nhịp tim nhanh, không đều, đau thắt ngực
– Ho khan
– Đầy bụng, chán ăn hay khó chịu dạ dày
3. Các nguyên nhân của suy tim?
Suy tim có thể gây ra do nhiều bệnh lý gây tổn thương cơ tim. Cụ thể:
3.1. Bệnh lý mạch vành
Mạch máu cung cấp máu, oxy cho tim của bạn. Nếu xảy ra bệnh lý có nghĩa là máu đưa đến cơ tim ít hơn. Khi các mạch máu bị thu hẹp lại hoặc bị tắc, tim của bạn sẽ thiếu oxy và dưỡng chất, sẽ dẫn đến cơ tim co bóp
3.2. Nhồi máu cơ tim
Xảy ra khi mạch vành bị tắc hoàn toàn, gây cản trở lưu lượng máu nuôi dưỡng đến cơ tim
3.3. Bệnh lý cơ tim
Gây tổn hại đến cơ tim. Nguyên nhân có thể là bệnh lý mạch máu (cao huyết áp) hoặc do máu chảy, nhiễm trùng do rượu hoặc thuốc gây nghiện (heroin hoặc cocaine). Cũng có thể là các bệnh di truyền hoặc do rối loạn tim mạch
3.4. Bệnh tim bẩm sinh
– Đái tháo đường
– Rối loạn tuần hoàn (rung thất)
– Bệnh lý thận
– Béo phì
– Thuốc
4. Chẩn đoán bệnh suy tim
Để chẩn đoán suy tim, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử kỹ càng, hỏi về tiền sử gia đình, thăm khám lâm sàng và phối hợp những biện pháp cận lâm sàng sau:
4.1. Điện tâm đồ ECG
Có thể phát hiện dày giãn buồng tim, loạn nhịp tim, lock nhánh trái, sóng Q nhồi máu và biến đổi ST-T gây thiếu máu cục bộ cơ tim.
4.2. Chẩn đoán suy tim bằng X-quang tim phổi
Hình ảnh bóng tim to, phù phổi và tràn dịch màng phổi
4.3. Siêu âm tim qua thành ngực
Đánh giá chức năng nhĩ trái tốt hay kém, hoạt động vùng của nhĩ trái có bình thường, hở van tim, thể tích buồng tim, áp lực động mạch phổi, dịch màng tim, huyết khối buồng tim.
4.4. Chẩn đoán suy tim bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ
Tìm rối loạn nhịp bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ.
4.5. Chụp động mạch vành
Thường để tìm nguyên nhân nghi ngờ do bệnh động mạch vành hoặc phân xuất tống máu thất trái thấp
4.6. MSCT động mạch vành
Để tìm nguyên nhân nghi ngờ mắc bệnh động mạch vành do bất thường cấu trúc tim hoặc bệnh màng ngoài tim.
4.7. Chẩn đoán suy tim bằng MRI tim
Khi nghĩ đến nguyên nhân suy tim là bệnh viêm cơ tim hay bệnh van tim.
4.8. Xét nghiệm máu tổng quát
Xét nghiệm đường máu, mỡ máu, men gan, chức năng thận, điện giải đồ, TSH) và NT – Pro BNP, chẩn đoán nguyên nhân, tiên lượng và điều trị bệnh.
5. Điều trị suy tim như thế nào?
Suy tim là một bệnh mãn tính người bệnh sẽ phải điều trị suốt đời.
Tuy nhiên, với thuốc điều trị, những dấu hiệu và triệu chứng sẽ được cải thiện, thậm chí đôi khi tim trở nên khỏe mạnh hơn và chức năng tim hồi phục. Điều trị đúng cách sẽ cho phép bạn có sức khoẻ tốt hơn, sống lâu hơn và giảm thiểu nguy cơ đột tử.
5.1. Thuốc điều trị
Để điều trị suy tim thì bác sĩ sẽ kết hợp các nhóm thuốc tuỳ thuộc theo các biểu hiện, mức độ và nguyên nhân của bệnh sẽ có các loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc sử dụng để điều trị bao gồm:
Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II
Thuốc lợi tiểu
Thuốc đối kháng Aldosterone
Thuốc ức chế giãn cơ tim
Thuốc Digoxin (Lanoxin)
5.2. Phẫu thuật
Trong một vài trường hợp, bác sĩ khuyên bạn cần phẫu thuật để điều trị nguyên nhân suy tim như mổ bắc cầu tim nếu suy tim do bệnh van tim, mổ bắc cầu mạch vành nếu suy tim bởi hẹp động mạch vành, mổ điều trị bệnh tim bẩm sinh hoặc điều trị cắt đốt loạn nhịp.
Một số phương pháp điều trị được nghiên cứu và sử dụng bao gồm cấy máy tái đồng bộ thất trái (CRT), cấy máy khử rung tự động (ICD), dùng thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD), ghép tim. Gần đây nhất là phương pháp thay tim nhân tạo toàn bộ. Các kỹ thuật này chỉ áp dụng ở bệnh viện lớn và do các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao thực hiện.
Song, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên thăm khám sức khỏe ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh, để được chẩn đoán suy tim và chữa trị kịp thời bằng những phương án đơn giản nhất.